13 phương pháp TÂY Y điều trị thoát vị đĩa đệm KHÔNG THỂ BỎ QUA
Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Tây y thường là phương pháp đầu tiên mà bệnh nhân thoát vị lựa chọn để điều trị trước khi tìm hiểu những phương pháp điều trị khác. Tuy nhiên, điều trị bằng Tây y cũng có vô vàn các cách khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp đầy đủ ưu và nhược điểm của các phương pháp này giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn.
1 - Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc giảm đau
Hiện nay có khá nhiều thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm đang được lưu hành. Tuỳ theo tác dụng của từng loại thuốc, các chuyên gia phân thuốc giảm đau thành 2 nhóm chính:
+ Nhóm thứ nhất là những nhóm thuốc giảm đau thông thường có thể sử dụng chung cho cả những bệnh lý khác có tình trạng đau tương tự.
+ Nhóm thứ hai là những loại thuốc có tác dụng giảm đau tác dụng sâu. Nhóm thuốc này hấp thụ nhanh hơn, tác động chuyên biệt đến khu vực cột sống và hệ xương khớp. Những loại thuốc này giúp ngăn ngừa những cơn đau tác động đến cột sống và hệ xương khớp với mức độ cao hơn.
Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời
Ưu điểm và nhược điểm của thuốc giảm đau
Ưu điểm
Giúp giảm đau nhanh chóng, cải thiện mọi triệu chứng.
Nhược điểm
Có thể gây nghiện, phụ thuộc vào thuốc, nhờn thuốc, làm loét dạ dày tá tràng, gây nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe.
2 - Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm không steroid (các thuốc NSAID) như: aspirin, indomethacin, diclofenac, ibuprofen…dùng điều trị các bệnh viêm khớp, đau lưng, thoát vị đĩa đệm,…
Liều lượng sử dụng của một số loại thuốc NSAID thường được bác sĩ chỉ định như sau:
+ Etoricoxia dùng liều lượng từ 30 - 60 mg/ngày.
+ Celecoxib dùng liều lượng là 200mg/ngày.
+ Meloxicam dùng liều lượng từ 7,5 - 15mg/ngày.
+ Diclofenac dùng từ 50 - 100mg/ngày.
+ Piroxicam dùng liều lượng 20mg/ngày.
Thuốc kháng viêm có khả năng giảm đau nhanh chóng
Ưu điểm và nhược điểm của thuốc chống viêm
Ưu điểm
Chống viêm nhiễm tốt, giảm đau nhanh chóng.
Nhược điểm
+ Viêm loét đường tiêu hóa khi sử dụng liều cao, lạm dụng thuốc.
+ Gây tổn thương dạ dày.
+ Tuyệt đối không dùng cho những người có tiền sử dạ dày, tim mạch, huyết áp, tiểu đường, người bị hen suyễn.
3 - Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc bổ xương khớp
Thuốc bổ xương khớp hiện nay được quảng cáo khá nhiều trên các phương tiện đại chúng. Trước kia thì các bài thuốc này thường dựa trên Đông Y với thành phần là cây cỏ thảo dược. Tuy nhiên ngày nay các sản phẩm này đã bị thương mại hóa, sản xuất một cách đại trà nên người bệnh cũng cần cẩn thận lựa chọn.
Thuốc bổ xương khớp bao gồm các dạng vitamin hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho xương và cột sống. Có thể kể đến như:
+ Thuốc bổ sung vitamin: nhóm B6, D, C
+ Thuốc bổ sung khoáng chất: magie, boron, kẽm, silica… giúp cân bằng khoáng chất trong xương, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương xương.
+ Thuốc bổ sung canxi, glucosamine: rất phổ biến, cũng cấp những hoạt chất có lợi giúp tái tạo phần xương bị tổn thương.
Thuốc bổ xương khớp không có tác dụng điều trị bệnh
Ưu điểm và nhược điểm của thuốc bổ xương khớp
Ưu điểm
Các loại thuốc xương khớp này không gây hại gì, không có tác dụng phụ, nó hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị bệnh xương khớp.
Nhược điểm
Đúng như cái tên của nó, thuốc chỉ hỗ trợ mà không có tác dụng chữa bệnh. Hơn nữa, giá thành của một hộp thuốc bổ và thực phẩm chức năng khá cao, từ vài trăm đến vài triệu đồng, không phải ai cũng có đủ kinh tế mà dùng lâu dài được.
4 - Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc giãn cơ
Nhóm thuốc giãn cơ thường được sử dụng để dùng cho 2 mục đích chính:
+ Làm mềm các cơ để phục vụ trong phẫu thuật cũng như hồi sức cấp cứu. Thuốc cũng có tác dụng phong tỏa vận động của cơ vân.
+ Một số nhóm thuốc giãn cơ thuộc nhóm thuốc giãn cơ trung ương thường được dùng cho mục đích giảm trạng thái co cơ.
Các nhóm thuốc giãn cơ thường được chỉ định trong điều trị các bệnh lý do nguyên nhân tổn thương thần kinh trung ương, điều trị các bệnh xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm. Những thuốc giãn cơ thường dùng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là Mydocal, Myonal.
Uống nhiều thuốc giãn cơ có thể gây phản tác dụng
Ưu điểm và nhược điểm của thuốc giãn cơ
Ưu điểm
+ Làm giãn cơ bị co, nhưng không làm quá yếu trương lực cơ.
+ Không ức chế hoạt động của thần kinh trung ương, người dùng thuốc vẫn tỉnh táo.
+ Không ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật, không gây tụt huyết áp.
+ Ít độc với gan, thận, hệ tạo máu.
Nhược điểm
+ Nếu dùng trong thời gian dài, thuốc sẽ bị giảm tác dụng và phải tăng liều, khi đó bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào thuốc.
+ Trong trường hợp dùng quá liều sẽ gây ra nôn mửa, hạ áp, chóng mặt, hẹp đồng tử, suy hô hấp, hôn mê…. khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy hiểm.
5 - Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng tiêm ngoài màng cứng
Phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là kỹ thuật tiêm corticosteroid vào ống tủy sống hoặc các vị trí gần dây thần kinh của vùng thoát vị, đưa thuốc vào màng cứng của bệnh nhân.
Tiêm ngoài màng cứng giúp giảm đau cho bệnh nhân thoát vị
Giải pháp này giúp giảm đau, sưng viêm vùng thoát vị nhanh chóng. Đồng thời, nó giúp giảm áp lực cho các dây thần kinh. Tiêm ngoài màng cứng thường được sử dụng cho những người ở giai đoạn 3 chưa đủ sức khỏe để phẫu thuật.
Quy trình tiêm ngoài màng cứng được thực hiện như sau:
+ Xác định vị trí tiêm và sát trùng.
+ Chuẩn bị các dụng cụ để pha thuốc hydrocotison 125 miligram. Đồng thời, bác sĩ sẽ tiến hành thử phản ứng của bệnh nhân với thuốc novacain 0.25%.
+ Sử dụng kim loại chuyên dụng tiêm vào vị trí đã xác định. Đưa kim từ từ và nhẹ nhàng vào trong. Kim phải được đưa qua dây chằng vàng.
+ Tiến hành các kỹ thuật để kiểm tra xem kim đã vào màng cứng chưa.
+ Khi kim đã ở màng cứng của cột sống, bác sĩ sẽ bơm 2ml hydrocotison và novacain vào khoang ngoài màng cứng.
Ưu điểm và nhược điểm của tiêm ngoài màng cứng
Ưu điểm
Giúp bệnh nhân giảm đau nhức, sưng viêm triệt để mà không làm hại tới cấu trúc cột sống như phẫu thuật. Về căn bản, đây không phải giải pháp chữa bệnh tận gốc nhưng lại là một trong những phương pháp điều trị bảo tồn hiệu quả nhất.
Nhược điểm
+ Nhiều người thường bị đau đầu, chóng mặt sau khi tiêm từ 1 – 2 ngày.
+ Không phải bác sĩ nào, bệnh viện nào cũng có thể thực hiện được.
+ Một số trường hợp bị tổn thương rễ thần kinh và các mô cơ, viêm dây thần kinh cột sống. Tuy nhiên, rất hiếm gặp các biến cố trên.
6 - Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định đối với những người bệnh bị đau quá mức, liệt chi, điều trị bằng các loại thuốc giảm đau nhưng không có tác dụng hoặc rất ít tác dụng, điều trị nội khoa sau 6 tháng không có chuyển biến về bệnh,… với mục đích giải kéo giãn cột sống, giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép.
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm
Việc chỉ định phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khá chặt chẽ và hạn chế do có thể gặp nhiều tai biến, thậm chí có thể gây ra tử vong.
Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thường thấy như:
+ Phẫu thuật mổ mở: Đây là phương pháp mổ kinh điển, mở rộng bản sống, cắt bỏ dây chằng vàng với đường rạch da từ 4cm đến 6cm.
+ Phẫu thuật Mini - COD: Phẫu thuật lấy nhân thoát vị qua đường mổ nhỏ lối sau. Phương pháp này nhằm lấy bỏ đĩa đệm thoát vị, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép.
+ Phẫu thuật cắt đĩa sống vi phẫu qua ống banh nội soi: Phương pháp này được thực hiện dưới kính hiển vi phẫu thuật: Dùng một ống banh có đường kính khoảng 2cm, rạch một đường trên da phía sau, lấy nhân thoát vị và giải phóng rễ thần kinh bị chèn ép. Phẫu thuật này thường được thực hiện ở vị trí các đốt sống L5/S1.
+ Phẫu thuật lấy khối thoát vị qua thiết bị nội soi: Dùng dụng cụ nhỏ gọn, dễ thao tác, rạch một đường rạch da duy nhất và lấy nhân nhầy chèn ép vào rễ thần kinh. Thiết bị này giúp giữ vững cấu trúc cột sống và bảo tồn mô mềm tốt nhất. Quá trình phẫu thuật được quan sát trực tiếp trên màn hình, thông qua hệ thống kính và đèn nội soi trong môi trường nước được tưới rửa liên tục.
+ Phẫu thuật làm cứng cột sống: Phẫu thuật làm cứng cột sống thường được chỉ định trong các trường hợp: Sau mổ thoát vị đĩa đệm mà người bệnh còn đau nhiều dai dẳng, đau do đoạn vận động mất vững, thoái hóa đốt sống kèm theo đau nhiều mà điều trị nội khoa không đỡ.
Ưu điểm và nhược điểm của phẫu thuật
Ưu điểm
Chấm dứt cơn đau, điều trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm.
Nhược điểm
+ Chi phí cao.
+ Biến chứng sau mổ: nhiễm trùng, chảy máu.
+ Tỷ lệ tái phát bệnh chiếm 5-10%.
7 - Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách dùng đai lưng
Đai lưng cho người bị thoát vị đĩa đệm là một dụng cụ hỗ trợ chữa trị giúp làm giảm các cơn đau nhức do bệnh gây ra một cách hiệu quả. Việc dùng thêm đai lưng sẽ góp phần rút ngắn thời gian chữa bệnh, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng đai lưng cho người bị thoát vị đĩa đệm, tùy vào tình trạng bệnh cũng như điều kiện mà người bệnh có thể lựa chọn một trong số những đai lưng dưới đây:
+ Đai kéo giãn cột sống lưng
+ Đai lưng cố định cột sống
+ Đai định hình, chỉnh cột sống
Đeo đai lưng giúp điều chỉnh các khớp và đĩa đệm
Ưu điểm và nhược điểm của đai lưng
Ưu điểm
+ Làm giảm các cơn đau nhức do bệnh gây ra giúp bệnh nhân thấy thoải mái về dễ chịu hơn.
+ Cải thiện tình trạng thoát vị, hỗ trợ trong việc điều chỉnh các khớp và đĩa đệm.
+ Có khả năng giúp khớp được phục hồi tốt hơn.
+ Giúp người bệnh vận động dễ dàng và thoải mái hơn.
+ Có thể làm thực hiện ngay tại nhà mà không cần đến phòng khám hay bệnh viện.
Nhược điểm
+ Một số loại dây đai cồng kềnh, làm cho việc sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân trở nên bất tiện hơn.
+ Vào những ngày nóng bức dùng đai lưng cho người thoát vị đĩa đệm gây ra những khó chịu và bí.
+ Các loại đai lưng không thích hợp dùng cho người mang bầu…
8 - Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lí trị liệu
Các biện pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm được sử dụng nhằm mục đích giảm đau, giãn mạch, chống co cứng cơ, tăng cường chuyển hóa dinh dưỡng.
Một số phương pháp vật lí trị liệu thông thường:
+ Nhiệt trị liệu: Bao gồm chiếu ánh sáng hồng ngoại IR, đắp parafin, đắp nóng,… có tác dụng giãn mạch, giảm đau nhức, chống căng cơ, xơ cứng khớp, giúp tăng cường khả năng lưu thông máu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng.
+ Điện trị liệu: Sử dụng điện xung, sóng ngắn, sóng xung kích,… có tác dụng tạo dòng nhiệt nóng tác động sâu vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị, giúp giảm đau, kháng viêm, chống sưng nề, kích thích các thương tổn tự phục hồi.
+ Ánh sáng trị liệu: Sử dụng ánh sáng từ tia Laser có cường độ phù hợp tác động vào phần nhân nhầy thoát ra ngoài, khiến chúng co lại và giảm áp lực lên đĩa đệm, ngăn chặn tình trạng chèn ép rễ thần kinh cột sống.
+ Kéo giãn cột sống bằng hệ thống kéo giãn kỹ thuật số: Đây là phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm nhằm tạo ra áp lực âm ngay trong lòng đĩa đệm, giải nén tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch vào trong tâm đúng với vị trí ban đầu.
Nhiệt trị liệu trong điều trị thoát vị đĩa đệm
Ưu điểm và nhược điểm của vật lí trị liệu
Ưu điểm
+ Giúp giảm đau và cải thiện tình trạng bệnh.
+ Là phương pháp điều trị theo hướng bảo tồn nên khá an toàn và không có tác dụng phụ.
Nhược điểm
+ Chi phí tổn kém.
+ Cần có sự kết hợp với các phương pháp khác thì mới có hiệu quả lâu dài.
+ Một số trường hợp không nên sử dụng phương pháp này.
9 - Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng yoga
Các bài tập Yoga sẽ khiến bệnh tình của bệnh nhân thuyên giảm bởi yoga tác động vào xương khớp rất tốt hơn nữa lại giúp bạn tĩnh tâm rời xa cái gọi là stress áp lực làm cho bệnh tình càng được nhẹ đi. Mỗi ngày nên tập khoảng 2 giờ các triệu chứng về đau nhức sẽ hết dần.
Một số bài tập Yoga có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm:
Bài 1: Tư thế con mèo /bò
Tác dụng: giảm đau nhức cột sống, tăng cường sức cho cổ tay, vai, thư giãn và lưu thống máu.
+ Bước 1: Quỳ 2 gối xuống sàn nhà, lòng hai bàn tay đặt sát xuống, nhìn thẳng. Hai tay đặt ngang với vai và chân, hơi cách nhau, người song song với sàn nhà, đùi thẳng đứng.
+ Bước 2: Hít từ từ và võng lưng xuống. Cột sống của hơi cong về phía sàn. Vai, cổ và đầu nên hướng về phía trước. Thở ra đẩy cong lưng lên trần nhà, cằm sát vào hõm ngực, đầu cúi xuống. Và lặp lại tư thế 5-8 lần.
Tư thế mèo bò
Bài 2: Tư thế cây cầu
Tác dụng: bài tập thoát vị đĩa đệm này giúp làm tăng sức mạnh cho cơ lưng, giảm đau mỏi, giúp ổn định tinh thần, cân bằng khí huyết.
+ Người nằm ngửa, co gối lên và hai chân cách nhau một khoảng bằng hông. Khoảng cách giữa gót chân và hông bằng một bàn tay. Hai cánh tay dọc theo cơ thể, bàn tay úp xuống, gập cầm xuống ngực để thư giãn gáy.
+ Từ từ hít vào, nâng hông cao hết mức bạn có thể thở ra, hạ lưng xuống sàn từng phần một – trước tiên là lưng trên, lưng giữa, lưng dưới, rồi mới tới hông. Lặp lại chuỗi động này khoảng 10 lần.
Bài 3: Tư thế cái kẹp
Tác dụng: Tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai của cột sống, giảm áp lực của cột sống và chứng thần kinh tọa, kéo dãn các dây chằng.
+ Chuẩn bị: Ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng phía trước.
+ Thực hiện: Hít sâu từ từ thở ra toàn thân duỗi về về trước tiếp tục thở ra và duỗi cho đến mức cơ thể ở mức thấp nhất. Lặp lại tư thế 5-8 lần
Động tác này toàn thân của người tập sẽ gập ra phía trước, kéo giãn toàn bộ phần lưng, từ đầu xuống tới gót chân.
Tư thế cái kẹp
Bài 4: Ôm tay bó gối
Tác dụng: Đây là bài tập tác dụng đến hầu hết các cơ trên cơ thể, đặc biệt là các cơ và khớp xương ở vùng thắt lưng của người bệnh.
Thực hiện: Bệnh nhân nằm ngửa sau đó co gối lên sát cằm sau đó vòng 2 tay qua gối đan chặt vào nhau. Giữ nguyên tư thế từ 20 – 30 giây rồi thả lỏng và tiếp tục tập lại với lần tiếp theo.
Bài 5: Tư thế rắn hổ mang
Tác dụng: Người bệnh sẽ cảm nhận được lực tác động sâu vào vùng thắt lưng giúp kéo dãn dây chằng, chính vì vậy mà khi cảm thấy nóng ở vùng lưng cũng là lúc bài tập phát huy hiệu quả.
Thực hiện: Bệnh nhân nằm sấp, hai tay chống xuống sàn rồi đẩy nửa người lên cao. Tạo thành tư thế như hình con rắn hổ mang đang ngóc đầu. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 20 giây, sau đó trở về tư thế cũ và thực hiện lại động tác.
Tư thế rắn hổ mang
Ưu điểm và nhược điểm của yoga
Ưu điểm
+ Có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà.
+ Không tốn kém chi phí, không mất nhiều thời gian và không có tác dụng phụ.
Nhược điểm
+ Cần có sự phối hợp của nhiều phương pháp khác thì mới có hiệu quả.
+ Tác dụng điều trị bệnh chậm.
Các phương pháp Tây y nhìn chung có hiệu quả nhanh nhưng không có tác dụng điều trị triệt để và gây nên nhiều tác dụng phụ đến người bệnh. Hiện nay, đa số bệnh nhân ưu tiên sử dụng các bài thuốc Đông y vì lành tính và hợp với cơ địa người Việt. Bài thuốc An Cốt Nam được bào chế từ 100% các loại thảo dược quý hiếm được Phòng chuẩn trị YHCT Tâm Minh Đường nghiên cứu và bào chế đã điều trị khỏi cho hơn 5000 bệnh nhân trên mọi miền của đất nước.
Trên đây là 13 phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm theo Tây y được nhiều người áp dụng. Hi vọng bài viết sẽ giúp quý độc giả tìm được giải pháp điều trị dứt điểm căn bệnh này.
Câu hỏi thường gặp
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể “quan hệ” được tùy thuộc vào mức độ bệnh, thể trạng của chính bệnh nhân. Đối với bệnh nhân bị thoát vị một phần thì hoàn toàn quan hệ được nhưng với mức độ nhẹ nhàng, tránh cường độ quá mạnh sẽ khiến cho bao xơ ở đĩa đệm rách ra nhiều hơn làm chèn ép rễ dây thần kinh, ống sống gây đau nhức hơn. Đối với bệnh nhân thoát vị hoàn toàn, nặng thì cũng có thể quan hệ tình dục được nhưng cũng cần chú ý tư thế quan hệ không quá khó, cường độ bình thường. Nếu có dấu hiệu đau nhức nhiều khi đang “quan hệ” thì cần dừng ngay lại, nằm nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm cơn đau nhức.
Tập thể dục là một phương pháp tốt cho sức khỏe, giúp khí huyết lưu thông, tâm trạng vui vẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì,… Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập thể dục thường xuyên. Đây là cách hiệu quả giúp các cơ thắt lưng, cổ trở nên dẻo dai, khỏe hơn, chống đỡ được trọng lượng cơ thể, giảm bớt áp lực không cần thiết đè nén lên cột sống. Tuy nhiên, với người bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng, người mắc bệnh xương khớp nói chung khi tập thể dục cần lựa chọn bài tập cho thích hợp. Cần tránh sử dụng bài tập dụng cụ, ưa sức mạnh sẽ dễ bị chấn thương khi tập, tăng áp lực cột sống khiến bệnh thêm nặng. Vì thế, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, tập yoga,… là tốt nhất.
Phương pháp phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được áp dụng khi bệnh nhân có dấu hiệu khối thoát vị chèn ép tủy sống, rễ dây thần kinh gây hạn chế vận động, thậm chí ngồi nghỉ ngơi cũng đau nhức, có nguy cơ liệt cột sống. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng các phương pháp kỹ thuật như: mổ nội soi, mổ hở, mổ laser,… Tuy nhiên, dù là phương pháp nào đi nữa cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: chảy máu tại vị trí mổ, nhiễm trùng vết thương, rò rỉ dịch não tủy do rách màng cứng sau mổ. Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể tái phát lại ngay tại vị trí đã phẫu thuật chỉ sau một thời gian.
Tập thể hình là phương pháp rèn luyện sức khỏe nhằm tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, thể lực. Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm phần đĩa đệm giữa 2 đốt sống bị chệch ra khỏi vị trí tự nhiên gây chèn ép các ống sống, rễ thần kinh. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể tập thể hình được nhưng cần có sự hướng dẫn của các huấn luyện viên nhằm ngăn ngừa tình trạng sử dụng các bài tập không phù hợp, tạo sức ép lên cột sống, gây tổn thương vùng xương sống, vị trí bị thoát vị.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu như bạn áp dụng đúng phương pháp, biết cách thay đổi lối sống sinh làm việc, học tập và nghỉ ngơi, tập luyện kết hợp với việc sử dụng đúng thuốc. Ngoài ra, việc phát hiện bệnh sớm, kịp thời cũng là lợi thế giúp điều trị bệnh thoát vị nhanh hơn, đạt kết quả cao hơn. Hiện nay, để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm khỏi hẳn, giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên đa số bệnh nhân sử dụng bài thuốc An Cốt Nam. Đây là bài thuốc Đông y gia truyền được bào chế từ các vị thuốc có nguồn gốc tự nhiên có ở Việt Nam. Với liệu pháp trong uống ngoài đắp kết hợp vật lý trị liệu như xoa bóp, châm cứu và kéo giãn cột sống bằng máy, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học đã giúp hơn 5000 bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao. Có rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn chỉ sau 1-2 liệu trình. Hiệu quả điều trị được ghi lại đầy đủ bằng những Audio và Video minh chứng.