22 phương pháp ĐÔNG Y điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay

05/07/2018 297 Lượt xem

Ít ai có thể ngờ, các bệnh lí về xương khớp hiện nay chiếm 37% trên tổng số các loại bệnh con người hay mắc phải. Trong đó, thoát vị đĩa đệm được coi là nỗi ám ảnh lớn nhất bởi những biến chứng khó lường người bệnh có thể gặp phải. Hiện nay, điều trị thoát vị bằng Đông Y đang được sử dụng nhiều hơn cả. Tuy nhiên, mỗi phương pháp lại có ưu và nhược điểm riêng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện và khách quan nhất.

1- Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc uống

Đây là biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm được áp dụng ở các phòng khám cổ truyền hay sử dụng tại nhà theo kinh nghiệm dân gian của người dân. Người bệnh lấy một số loại thảo dược, lá thuốc để sắc, nấu và uống. Dưới đây là một số bài thuốc hay được người bệnh sử dụng:

Cây đau xương chữa thoát vị

Cây đau xương chữa xương khớp

Bài thuốc 1: Bài thuốc từ cây đau xương

Cây đau xương còn có các tên gọi khác như Khoan Cân Đằng, Tục Cốt Đằng… được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa trị bệnh xương khớp, đặc biệt là đau nhức xương khớp do thoát vị đĩa đệm, đau mỏi toàn thân, bệnh phong thấp

Cây đau xương có chứa thành phần Ancaloit, là một loại chất có tác dụng giảm đau chống viêm tự nhiên do thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Đồng thời giúp khu phong trừ thấp, thư cân hoạt lạc.

Cách thực hiện

+ Ngâm rượu: Lấy thân dây đau xương thái nhỏ, đem sao vàng và cho vào bình. Đổ ngập rượu, uống 3 lần/ngày

+ Bên cạnh đó, bạn có thể đem sắc lấy nước uống hàng ngày

 

Bài thuốc 2: Bài thuốc từ lá lốt

Lá lốt từ lâu đã dược dân gian sử dụng để làm thuốc chống viêm, giảm đau, phong hàn ở mức thấp hoặc chữa đau nhức do thoát vị đĩa đệm.

Cách thực hiện

+ Cách 1: Lá lốt phơi sắc lấy nước uống 2 lần mỗi ngày, sau khi ăn.

+ Cách 2: Lá lốt 12g, dây chìa vôi 12g, hoàng lực 12g, rễ cỏ xước 12g, rễ quýt rừng 12g, đơn gối hạc 12g. Sắc uống nước mỗi ngày.

+ Cách 3: rễ si 16g, lá lốt 20g, cỏ xước 20g, cẩu tích 20g, rễ quýt rừng 16g, hy thiêm 20g, cà gai leo 12g, thiên niên kiện 10g. Sắc uống nước mỗi ngày.

 

Bài thuốc 3: Bài thuốc từ cây huyết đằng

Cây Huyết Đằng là một vị thuốc Đông y có tác dụng khu phòng, hoạt huyết, trị phong thấp, đau nhức, sưng tấy, thường được dùng để chữa đau nhức xương, phong thấp khớp, đau mỏi do thoát vị đĩa đệm.

Cách thực hiện

+ Cách 1: Hy Thiêm, Huyết Đằng, Thổ Phục Linh, Rễ Vòi mỗi vị 16g; Huyết Dụ mỗi vị 10g, Sinh Địa Ngưu Tất, mỗi vị 12g; Nam Độc Lực, rễ cây cúc Ảo, rễ Cà Gai Leo. Mỗi ngày sắc một thang để uống.

+ Cách 2: Huyết Đằng 20g, Cẩu Tích, Cốt Toái Bổ, Ngưu Tất, Tỳ Giải, mỗi vị 20g, Bạch Chỉ 4gThiên Niên Kiện 6g. Sắc lấy nước uống có tác dụng chữa đau nhức rất hiệu quả.

 

Bài thuốc 4: Bài thuốc từ mật ong và bột quế

Quế có chứa thành phần cinnamaldehyde giúp giảm viêm khớp. Khi bị viêm xương khớp, thoát vị đĩa đệm làm căng cứng các khớp, làm chậm lưu thông máu và sản sinh ra arachidonic, một axit béo gây viêm. Cinnamaldehyde ngăn chặn sự giải phóng axit này và làm giảm viêm ở khớp, do đó có khả năng giảm đau.

Bên cạnh đó, quế còn có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, mất xương và ngăn ngừa tổn thương mô ở khớp

Cách thực hiện

+ Lấy một cốc nước nóng, thêm một thìa mật ong và ½ thìa bột quế.

+ Khuấy đều và uống 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi ngủ.

Mật ong và bột quế chữa thoát vị

Mật ong và bột quế giảm viêm khớp

Bài thuốc 5: Bài thuốc từ cỏ trinh nữ

Cỏ trinh nữ có tính hàn, hơi se, có tác dụng giảm đau xương khớp do thoát vị đĩa đệm… Cành và lá cây có tác dụng thanh can hỏa, tiêu tích, an thần, giải độc. Rễ cây có tác dụng thông kinh hoạt lạc, chỉ khái hòa đàm, hòa vị, tiêu tích.

Cách thực hiện

+ Cách 1: Lấy 20 – 30 g rễ trinh nữ đã thái mỏng, tẩm rượu, sao vàng cho thơm, sắc với 400ml nước, đun cô cạn đến khi còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

+ Cách 2: rễ cúc tần, rễ trinh nữ, rễ bưởi bung mỗi thứ 20g; rễ đinh lăng mỗi thứ 10g. Đem sắc lấy nước, uống 2 lần trong ngày.

+ Cách 3: thân cây bọt ếch, rễ trinh nữ, rễ khúc khắc, thân cây ớt làn lá to mỗi thứ 10g, rễ bạch đồng nữ, quả tơ hồng vàng, mỗi thứ 8g. Đem sắc lấy nước, cô cạn thành dạng cao lỏng. Uống 2 lần mỗi ngày

+ Cách 4: rễ trinh nữ 10g; rau muống biển, lá cối xay, lạc tiên, lá lốt, rễ cỏ xước mỗi thứ 3g. Hãm với nước sôi hoặc sắc uống.

 

Bài thuốc 6: Bài thuốc từ đu đủ và mễ nhân sống

Đu đủ và mễ nhân là 2 nguyên liệu dễ kiếm tại nhà có tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả, giảm đau nhức nhanh chóng.

Cách thực hiện

+ Đu đủ và mễ nhân rửa sạch.

+ Cho vào nồi, thêm một chén nước, đun nhỏ lửa từ từ.

+ Đợi khi mễ nhân và đu đủ chín mềm thì cho một ít đường trắng vào và tắt bếp.

+ Ăn ngay sau khi nấu, kiên trì với thời gian dài các chứng đau khớp, đau lưng sẽ bớt hẳn.

đu đủ và mễ nhân trị thoát vị

Cây mễ nhân trong tự nhiên

Bài thuốc 7: Bài thuốc từ cây trinh nữ, ngải cứu, lá lốt và cỏ xước

Nguyên liệu

+ Lá lốt và ngải cứu lấy cả phần thân và rễ, rửa sạch, phơi tái, băm nhỏ và sao vàng.

+ Thân cây trinh nữ và tất cả phần cây cỏ xước đem phơi khô, băm nhỏ.

Cách thực hiện

+ Mỗi ngày dùng 150g hỗn hợp trên sắc lấy nước uống hoặc có thể pha trà uống mỗi ngày. Có thể thêm cam thảo, gừng cho dễ uống.  

+ Uống đều đặn mỗi ngày trong 3 tháng sẽ có hiệu quả.

 

Bài thuốc 8: Bài thuốc từ cây ngải cứu

Trong dân gian ví ngải cứu như 1 vị thảo dược với nhiều công dụng trong sức khỏe như chữa đau bụng, cầm máu và trị các chứng chân tay lạnh, đau nhức khớp, đau dây thần kinh tọa.. và đặc biệt là hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Cách thực hiện

+ Chuẩn bị khoảng 300g ngải cứu tươi, đem rửa sạch rồi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt.

+ Sau đó cho 2 muỗng canh mật ong nguyên chất vào nước ngải cứu, khuấy đều, rồi chia làm 2 lần uống vào lúc trưa và chiều tối.

+ Kiên trì thực hiện trong 2 tuần thì thuốc sẽ phát huy được hiệu quả từ đó giảm nhanh các triệu chứng đau nhức khó chịu của bệnh.

 

Bài thuốc 9: Bài thuốc từ rau dền gai

Theo y học cổ truyền rau dền gai có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, giảm đau nên thích hợp để chữa đau xương nhức khớp, đau dạ dày.

Ngoài ra rau dền gai còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt là chứa nhiều canxi nên rất tốt cho người bệnh xương khớp.

Cách thực hiện

+ Dùng thân và rễ dền gai rửa sạch sắc với 1 lít nước để uống thay nước trong ngày.

+ Hoặc dùng rau dền gai kết hợp với phục linh, cỏ xước, sài đất, lá lốt, thiên niên kiện.. Mỗi vị có lượng bằng nhau, rồi đem tất cả sắc chung với 1 lít nước  uống hết trong ngày.

+ Kiên trì uống liên tục trong 1 tháng sẽ có tác dụng giảm đau nhức ở vùng thắt lưng hiệu quả.

rau rền gai trị thoát vị

Rau dền gai sắc thuốc trị thoát vị

Ưu điểm và nhược điểm của bài thuốc uống

Ưu điểm

Giúp bệnh thuyên giảm sau một thời gian sử dụng, không cần phẫu thuật xâm lấn, tiết kiệm chi phí và có thể tự thực hiện ngay tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nhược điểm

Nếu dùng sai thuốc hoặc không đúng liều lượng sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, gặp nhiều di chứng về sau này, thời gian điều trị lâu, bệnh có thể tái phát trở lại nếu ngưng sử dụng.

 

2 - Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc đắp

Trong Đông y, các loại thảo dược không chỉ có tác dụng điều trị bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm bằng cách sắc thuốc thành dạng nước mà còn có thể giã nát với nhau để đắp trực tiếp lên chỗ đau. Một số bài thuốc đắp thường dùng như:

 

Bài thuốc 1: Bài thuốc từ ngải cứu

Nguyên liệu

+ Lá ngải cứu, hành cả rễ, gừng bỏ vỏ.

+ Mỗi thứ lấy 1 lượng đều nhau.

Cách thực hiện

+ Đem giã nát tất cả hỗn hợp.

+ Sau đó xào nóng hỗn hợp với 1 ít rượu và đắp vào chỗ xương khớp bị đau, rồi lấy lá thầu dầu đắp ngoài giữ phần bã bên trong.

+ Khi thuốc nguội thì làm nóng lại và tiếp tục thực hiện ngày 5-6 lần.

ngải cứu trị thoát vị

Bài thuốc đắp từ ngải cứu trị thoát vị

Bài thuốc 2: Bài thuốc từ hành củ và giấm

Nguyên liệu

+ 3 lạng hành củ

+ 1 chén giấm

Cách thực hiện

+ Giã nát 3 lạng hành củ rồi đem nấu sôi với 1 chén giấm tốt lâu năm.

+ Gói tất cả vào 1 miếng vải rồi chườm vào chỗ đau.

 

Bài thuốc 3: Bài thuốc từ lá lốt

Nguyên liệu

+ 20 -25g lá lốt tươi

+ Muối trắng

Cách thực hiện

+ Lá tươi đem rửa sạch bụi bẩn để ráo nước.

+ Xay nhuyễn lá lốt và muối trắng.

+ Bỏ hỗn hợp vào nồi đun sôi lên. Lưu ý chỉ nên đun nhỏ lửa và quấy đều tay nếu không rất dễ bị cháy

+ Sau đó đổ hỗn hợp ra khăn hay túi, chườm vào chỗ bị đau.

+ Mỗi ngày có thể làm 2- 3 lần tùy vào những lần đau.

lá lốt chữa thoát vị

Bài thuốc đông y trị thoát vị từ lá lốt

Bài thuốc 4: Bài thuốc từ cam, phèn chua và hành khô

Nguyên liệu

+ 1 quả cam sành hoặc loại cam bình thường vỏ xanh (lưu ý chọn quả còn tươi)

+ 1 củ hành khô

+ Một lượng nhỏ phèn chua

Cách thực hiện

+ Rửa sạch quả cam rồi để nước ráo.

+ Dùng dao sắc cắt bỏ phần đầu của quả cam.

+ Cho hành khô và phèn chua vào ruột quả cam.

+ Đăt cam lên bếp nướng cho đến khi nhận thấy phần vỏ cam chuyển sang màu đen thì thôi.

+ Sau khi nướng xong, để cam nguội bớt rồi cắt thành từng lát nhỏ rồi đắp lên vùng vai gáy bị đau mỏi. Đắp như vậy trong khoảng từ 10-15 phút.

+ Sau khoảng 10-15 phút, lấy miếng cam ra khỏi chỗ bị đau rồi thực hiện động tác massage để cơ được thoải mái và thư giãn hơn.

 

Bài thuốc 5: Bài thuốc từ gừng

Nguyên liệu

+ 200g gừng tươi

+ 2 lít nước sôi

Cách thực hiện

+ Gừng tươi giã nhuyễn bọc vải trong 1 miếng vải.

+ Cho bọc gừng vào 2 lít nước đang sôi rồi hạ bớt lửa và để lửa nhỏ riu riu, không được tắt lửa để giữ nước còn nóng.

+ Nắm góc khăn để nhúng khăn vào nồi nước gừng và vắt khăn thật khô. Gấp khăn làm 4 đắp lên chỗ đau với độ nóng chịu được và phủ lên khăn nóng này một khăn khô bên ngoài để giữ nóng.

+ Trong lúc đắp khăn nóng thứ nhất, chuẩn bị nhúng khăn thứ hai vào nước gừng nóng và vắt khô để vào chậu.

+ Khăn thứ nhất đã nguội thì đắp khăn nóng thứ hai tiếp theo. Đắp từ 25 đến 30 phút mỗi lần.

+ Một ngày đắp ba lần, hay ít nhất cũng phải đắp hai lần mới có kết quả.

 

gừng trị thoát vị

Gừng tươi giã nhuyễn

Bài thuốc 6: Bài thuốc từ rượu ngâm hạt gấc

Nguyên liệu

+ Vỏ Quế 30g

+ 50g nhân hạt gấc

+ 500 ml rượu gạo 45-50 độ.

Cách thực hiện

+ Lấy hạt gấc chín, rửa sạch rồi phơi cho đến khi thật khô hoặc sao vàng hạt gấc lên. Đập vỡ vỏ cứng, lấy 50g nhân hạt gấc rồi mang đi giã vụn cùng vỏ quế.

+ Cho nhân hạt gấc cùng với quế vào lọ chai thủy tinh, rồi đổ 500ml rượu vào. Đậy nút kín, và ngâm. Thời gian ngâm khoảng từ 10 ngày trở đi là có thể sử dụng được. Tuy nhiên nếu ngâm càng lâu thì tác dụng của nó sẽ càng tốt hơn.

+ Lấy 1 miếng bông gòn có thấm rượu thuốc đắp lên chỗ đau. Sử dụng 1 miếng nilon đặt lên bông gòn đã tẩm thuốc giúp giữ thuốc được lâu hơn. Buộc cố định lại bằng gạt thun.

+ Thời gian đắp thuốc từ 30 – 40 phút, và mỗi ngày đắp từ 2-3 lần.

 

Ưu điểm và nhược điểm của bài thuốc đắp

Ưu điểm

Cũng giống như bài thuốc uống, đắp thuốc là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm theo hướng bảo tồn, không tốn kém chi phí và người bệnh hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà.

Nhược điểm

Đắp thuốc gần như chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời. Muốn điều trị dứt điểm cần kết hợp với các phương pháp khác. Bên cạnh đó, nếu sử dụng không đúng cách hoặc thành phần nguyên liệu không đúng sẽ làm mất tác dụng bài thuốc.

3 - Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cách hơ nóng thảo dược

Bằng cách hơ nóng 1 số loại thảo dược, tinh chất của chúng sẽ dễ ngấm vào cơ thể người hơn nên tác dụng giảm đau nhanh chóng. Dưới đây là một số bài thuốc hơ nóng thảo dược hiệu quả nhất:

Bài thuốc 1: Bài thuốc từ ngải cứu

Chuẩn bị

+ 1 mớ lá ngải khoảng chừng 0,1kg.

+ Bếp hồng ngoại

+ Giường (loại giường gỗ có dát giường)

Cách thực hiện

+ Rải lá ngải cứu lên chiếu.

+ Nằm lên trên sao cho chỗ đau đúng vị trí rải lá ngải.

+ Bên dưới giường bật bếp hồng ngoại (đúng vị trí lá ngải) với độ nóng vừa phải, nếu thấy nóng quá thì điều chỉnh lại.

+ Nằm khoảng 30′ – 1h. Sao cho lá ngải thoát mồ hôi và ngấm vào cơ thể.

+ Làm liên tục ngày 1 lần, với người bệnh nặng có thể làm 02 lần/ ngày.

 

Bài thuốc 2: Bài thuốc từ cây xương rồng

Chuẩn bị

+ 2 cây xương rồng nhỏ

+ 1 nồi than

+ Muối hột

 

cây xương rồng trị thoát vị

Cây xương rồng trị thoát vị hiệu quả

 

Cách thực hiện

+ 2 cây xương rồng bỏ vào 1 cái bao trộn chung với muối hột, sau đó đập dập xương rồng với muối.

+ Hơ hỗn hợp xương rồng và muối đã được đập nát trên nồi than cho đến khi hỗn hợp này nóng lên.

+ Đổ hỗn hợp xương rồng và muối đã được hơ nóng lên trên một tấm khăn được lót sẵn ở giường, phủ thêm một tấm vải mỏng và cho người bệnh nằm trên tấm vải mỏng đó.

+ Than đặt ngay dưới giường. Nằm trong vòng 30 phút là được. Làm liên tục như thế trong vài tuần, tùy vào cơ địa của mỗi người bệnh mà hiệu quả nhanh hay chậm.

Ưu điểm và nhược điểm của bài thuốc hơ nóng thảo dược

Ưu điểm

Thảo dược được hơ nóng sẽ có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Đây cũng là phương pháp đơn giản có thể thực hiện tại nhà và không gây tốn kém.

Nhược điểm

Vì cần phải hơ nóng thảo dược nên nếu không cẩn trọng dễ gây nên bỏng da. Sử dụng không đúng cách có thể phản tác dụng. Bài thuốc cũng cần sự phối hợp điều trị của nhiều bài thuốc khác thì mới có hiệu quả tối đa.

 

4 - Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng cao dán thảo dược

Trên thị trường hiện nay xuất hiện một số loại cao dán thảo dược có tác dụng điều trị các bệnh xương khớp với các  thành phần như: ngải cứu, than hoạt tính, nghệ tây…

Cao dán thảo dược có thể kết hợp với một số loại tinh dầu để nâng cao hiệu quả.

cao dán thảo dược điều trị thoát vị

Dán cao thảo dược vào vùng bị đau

Ưu điểm và nhược điểm của cao dán thảo dược

Ưu điểm

Người bệnh không cần chuẩn bị quá nhiều nguyên liệu mà chỉ cần dán cao trực tiếp lên vùng bị đau. Cao dán có tác dụng nhanh lên vùng bị sưng, viêm và giảm đau nhanh chóng. Có thể dán lên bất kì vùng nào bị đau nhức.

Nhược điểm

Có nhiều loại cao dán không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không có giấy tờ kiểm định xuất hiện tràn lan trên thị trường. Bên cạnh đó, người bệnh dùng cao dán cũng phải kết hợp cùng với các phương pháp điều trị khác. Một số trường hợp bệnh nhân không được dùng phương pháp này.

 

5 - Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp châm cứu

Châm cứu là một trong các phương pháp điều trị bảo tồn đĩa đệm thuộc lĩnh vực châm cứu trong y học cổ truyền. Phương pháp này không chỉ điều trị được các chứng đau do thoát vị đĩa đệm mà còn được áp dụng điều trị đối với các bệnh đau xương khớp, thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, các bệnh liên quan đến gân, cơ, dây chằng, dịch nang khớp rất hiệu quả.

Phương pháp châm cứu chính là dựa trên lý thuyết kinh điển của Đông y, trong đó chỉ rõ “thông tắc bất thống, thống tắc bất thông”. Có nghĩa là nếu kinh lạc lưu thông, khí huyết tuần hoàn bình thường thì không đau, còn nếu đau tức là không thông. Vì vậy, để đạt được mục đích điều trị thì cần phải lưu thông kinh lạc, khí huyết, điều hòa âm dương.

Châm cứu giải phóng các nguồn năng lượng của cơ thể bằng cách kích thích vào các huyệt đạo. Các nhà khoa học cho rằng các đầu kim làm cơ thể giải phóng hoocmôn endorphin – loại hoocmôn coi như thuốc giảm đau tự nhiên và có thể làm tăng lưu lượng máu, thay đổi hoạt động của não bộ, vì vậy có tác dụng giảm đau.

châm cứu trị thoát vị

Châm cứu giúp giảm đau nhanh chóng do thoát vị đĩa đệm

Ưu điểm và nhược điểm của châm cứu

Ưu điểm

Giúp giảm đau, tăng cường sức khỏe xương khớp hiệu quả, bệnh có tiến triển giảm rõ rệt chỉ sau vài lần châm cứu. Phương pháp này không gây nên tác dụng phụ và là phương pháp điều trị bảo tồn.

Nhược điểm

Phải kết hợp châm cứu với nhiều biện pháp điều trị khác mới có thể mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, châm cứu phải được thực hiện trong thời gian dài nên gây tốn kém cho người bệnh.

 

6 - Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt

Kỹ thuật bấm huyệt chữa bệnh nói chung và chữa bệnh thoát vị đĩa đệm được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Về tác dụng của bấm huyệt phụ thuộc vào kỹ năng của thầy thuốc.

Tùy vào chứng bệnh và độ nặng nhẹ của người bệnh mà họ được sử dụng các kỹ thuật như xoa bóp, day miết, nắn bóp, bấm huyệt… Trong những kỹ thuật này, bấm huyệt được coi là trọng yếu và khó nhất, bởi nó có thể giúp giảm tắc nghẽn của huyệt vị đó, khiến giảm liệt, vận động tốt trở lại.

bấm huyệt trị thoát vị

Kĩ thuật xoa bóp bấm huyệt hiệu quả

Ưu điểm và nhược điểm của xoa bóp bấm huyệt

Ưu điểm

Phương pháp xoa bóp bấm huyệt tác dụng trực tiếp lên vùng bị đau nên có thể giảm đau nhanh chóng. Bên cạnh đó, cũng giống như châm cứu, phương pháp này không gây nên tác dụng phụ vì là điều trị bảo tồn.

Nhược điểm

Hiệu quả của phương pháp phụ thuộc hoàn toàn vào kĩ thuật của người thực hiện nên nếu không được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề thì sẽ không có tác dụng. Chi phí điều trị lâu dài khá tốn kém. Bên cạnh đó, cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp thì mới hiệu quả.

 

7 - Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp giác hơi

Giác hơi là biện pháp giải độc cơ thể trong Đông y bằng tác động của nhiệt và khí. Nguyên lý chữa bệnh bằng giác hơi là dùng lửa đốt vào lòng ống giác cho cháy hết không khí, sau đó úp nhanh vào các bộ phận, huyệt vị trên cơ thể.

Dưới tác dụng của nhiệt, sức hút chân không sẽ tạo nên phản ứng xung huyết tại chỗ, có tác dụng chữa bệnh. Nguyên lý này là một nguyên lý căn bản trong y học cổ truyền phương đông.

Tác dụng của giác hơi là giúp đả thông kinh mạch, hoạt huyết, phục hồi tổn thương đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

giác hơi trị thoát vị

Giác hơi điều trị tận gốc tổn thương xương khớp

Ưu điểm và nhược điểm của giác hơi

Ưu điểm

Giác hơi mang lại nhiều tác dụng đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Có khả năng điều trị tận gốc những tổn thương xương khớp. Đây là phương pháp điều trị bảo tồn lành tính và an toàn.

Nhược điểm

Không phải đối tượng bệnh nhân nào cũng có thể điều trị bằng phương pháp giác hơi. Bên cạnh đó, hiệu quả của giác hơi cũng phụ thuộc vào kĩ thuật của người thực hiện. Cần có sự phối hợp của nhiều phương pháp thì mới có thể đầy lùi thoát vị đĩa đệm.

 

Như vậy, tất cả các phương pháp kể trên đều có chung một nhược điểm là muốn điều trị thoát vị đĩa đệm toàn diện cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau. Hiện nay, phòng chuẩn trị YHCT Tâm Minh Đường là địa chỉ duy nhất cung cấp được phác đồ điều trị An Cốt Nam phối hợp được ưu điểm của tất cả các phương pháp kể trên. Bên cạnh đó, An Cốt Nam là phác đồ KIỀNG 3 CHÂN bao gồm bài thuốc uống, cao dán và bài tập vật lí trị liệu gồm 5 bước (lồng xông ngải, xoa bóp bấm huyệt, giác hơi, hộp điếu ngải và châm cứu) giúp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm thoát khỏi ám ảnh về căn bệnh chỉ sau 1-2 liệu trình điều trị.

 

Trên đây là 22 bài thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Đông y mà chuyên mục của chúng tôi gửi tới quý độc giả. Hãy lưu lại chắc chắn sẽ có lúc các bạn cần dùng tới, hi vọng nó sẽ là giải pháp hữu ích giúp bạn vượt qua căn bệnh nguy hiểm này.

 
Gửi bình luận

Câu hỏi thường gặp

Trả lời:

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể “quan hệ” được tùy thuộc vào mức độ bệnh, thể trạng của chính bệnh nhân. Đối với bệnh nhân bị thoát vị một phần thì hoàn toàn quan hệ được nhưng với mức độ nhẹ nhàng, tránh cường độ quá mạnh sẽ khiến cho bao xơ ở đĩa đệm rách ra nhiều hơn làm chèn ép rễ dây thần kinh, ống sống gây đau nhức hơn. Đối với bệnh nhân thoát vị hoàn toàn, nặng thì cũng có thể quan hệ tình dục được nhưng cũng cần chú ý tư thế quan hệ không quá khó, cường độ bình thường. Nếu có dấu hiệu đau nhức nhiều khi đang “quan hệ” thì cần dừng ngay lại, nằm nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm cơn đau nhức.

Trả lời:

Tập thể dục là một phương pháp tốt cho sức khỏe, giúp khí huyết lưu thông, tâm trạng vui vẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì,… Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập thể dục thường xuyên. Đây là cách hiệu quả giúp các cơ thắt lưng, cổ trở nên dẻo dai, khỏe hơn, chống đỡ được trọng lượng cơ thể, giảm bớt áp lực không cần thiết đè nén lên cột sống. Tuy nhiên, với người bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng, người mắc bệnh xương khớp nói chung khi tập thể dục cần lựa chọn bài tập cho thích hợp. Cần tránh sử dụng bài tập dụng cụ, ưa sức mạnh sẽ dễ bị chấn thương khi tập, tăng áp lực cột sống khiến bệnh thêm nặng. Vì thế, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, tập yoga,… là tốt nhất.

Trả lời:

Phương pháp phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được áp dụng khi bệnh nhân có dấu hiệu khối thoát vị chèn ép tủy sống, rễ dây thần kinh gây hạn chế vận động, thậm chí ngồi nghỉ ngơi cũng đau nhức, có nguy cơ liệt cột sống. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng các phương pháp kỹ thuật như: mổ nội soi, mổ hở, mổ laser,… Tuy nhiên, dù là phương pháp nào đi nữa cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: chảy máu tại vị trí mổ, nhiễm trùng vết thương, rò rỉ dịch não tủy do rách màng cứng sau mổ. Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể tái phát lại ngay tại vị trí đã phẫu thuật chỉ sau một thời gian.

Trả lời: <p>An Cốt Nam là bài thuốc gia truyền lâu đời, không ngừng hoàn thiện và được đội ngũ cố vấn cao cấp bám chắc &nbsp;Y Lý Y Học Cổ Truyền. Bài thuốc càng ngày càng thể được hiệu quả điều trị rõ rệt cho bệnh nhân xương khớp trong đó đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm. An Cốt Nam được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên,&nbsp;có tác dụng bồi bổ can thận gân xương, trừ phong thấp, hoạt huyết và tăng cường lưu thông máu để giúp đào thải độc tố do quá trình viêm sưng, thoái hóa, đồng thời bồi bổ nhằm phục hồi lại vùng bị thoái hóa, tái tạo lại nhân nhầy và bao xơ đĩa đệm. Bài thuốc có công dụng chữa các bệnh cột sống phổ biến hiện nay như bệnh thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… rất hiệu quả và an toàn. Đây là bài thuốc Đông y lành tính, hiện đang là bài thuốc tiên phong trong việc chữa trị các bệnh cột sống thành công với trên 5000 bệnh nhân. Đã có bệnh nhân giảm hẳn triệu chứng bệnh đến 80% chỉ trong 1 liệu trình điều trị. Thậm chí có bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khỏi hoàn toàn bệnh chỉ sau 1-2 liệu trình đến nay đã 3 năm chưa có dấu hiệu tái phát trở lại. Tuy nhiên, phụ thuộc vào mức độ bệnh, cơ địa hợp thuốc của mỗi bệnh nhân sẽ có tác dụng điều trị khác nhau. Có bệnh nhân điều trị trong 6-7 liệu trình giảm 70% triệu chứng bệnh nhưng với bệnh nhân đó là kết quả cao so với những phương pháp điều trị trước đó. Bởi vậy, để có phác đồ điều trị chính xác, hiệu quả cho từng bệnh nhân, bệnh nhân nên tới trực tiếp nhà thuốc hoặc gửi kết quả chẩn đoán bệnh qua đường bưu điện tới nhà thuốc, các lương y sẽ thăm khám, tư vấn liệu trình điều trị phù hợp.</p>
Trả lời:

Tập thể hình là phương pháp rèn luyện sức khỏe nhằm tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, thể lực. Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm phần đĩa đệm giữa 2 đốt sống bị chệch ra khỏi vị trí tự nhiên gây chèn ép các ống sống, rễ thần kinh. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể tập thể hình được nhưng cần có sự hướng dẫn của các huấn luyện viên nhằm ngăn ngừa tình trạng sử dụng các bài tập không phù hợp, tạo sức ép lên cột sống, gây tổn thương vùng xương sống, vị trí bị thoát vị.

Trả lời:

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu như bạn áp dụng đúng phương pháp, biết cách thay đổi lối sống sinh làm việc, học tập và nghỉ ngơi, tập luyện kết hợp với việc sử dụng đúng thuốc. Ngoài ra, việc phát hiện bệnh sớm, kịp thời cũng là lợi thế giúp điều trị bệnh thoát vị nhanh hơn, đạt kết quả cao hơn. Hiện nay, để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm khỏi hẳn, giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên đa số bệnh nhân sử dụng bài thuốc An Cốt Nam. Đây là bài thuốc Đông y gia truyền được bào chế từ các vị thuốc có nguồn gốc tự nhiên có ở Việt Nam. Với liệu pháp trong uống ngoài đắp kết hợp vật lý trị liệu như xoa bóp, châm cứu và kéo giãn cột sống bằng máy, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học đã giúp hơn 5000 bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao. Có rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn chỉ sau 1-2 liệu trình. Hiệu quả điều trị được ghi lại đầy đủ bằng những Audio và Video minh chứng.

Hội đồng cố vấn