39 bài thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà (Phần 2)

06/07/2018 676 Lượt xem

Tiếp theo phần 1 gồm 19 bài thuốc nam dùng đắp ngoài da chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, phần 2 này sẽ gồm 20 bài thuốc uống được lưu truyền trong dân gian và nhiều người dùng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

PHẦN 2: 20 Bài thuốc uống chữa bệnh thoát vị đĩa đệm từ cây thuốc nam

 

Bài thuốc 20: Xương rồng nấu cá quả trị thoát vị đĩa đệm

Trong cách dùng cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm này, xương rồng ba là loại được sử dụng.

Cách thực hiện: Loại bỏ gai xương rồng, rửa sạch đọt xương rồng và thái lát mỏng. Để giảm bớt mủ xương rồng thì dùng muối bóp rồi rửa lại với nước. Lặp lại bước này 2 lần.

Cá quả làm sạch, bỏ mang và lòng, sau đó cho cá quả và xương rồng vào nồi, thêm 1 bát nước, đun nhỏ lửa đến khi cạn nước, cá chín thì tắt bếp, có thể dùng được.

Lưu ý: Không cho gia vị khi nấu xương rồng với cá. Có thể chia nhỏ để ăn trong ngày và cần phải ăn đều đặn mới đem lại hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm cao nhất.

Cây xương rồng ba cạnh nấu canh cá quả

Bài thuốc 21: Thuốc uống từ cây chìa vôi

Nguyên liệu: Cây chìa vôi, cỏ xước, dền gai, lá lốt, cỏ ngươi, tầm gửi, mỗi vị chuẩn bị từ 10-20gr.
Dền gai : tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Cỏ xước: tác dụng mạnh gân cốt, bổ thận khí.
Lá lốt: kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau.

Cách thực hiện: Mỗi vị phơi khô, sau đó sắc lấy nước, mỗi ngày 1 thang sắc lấy 3 - 4 bát nước cốt uống hàng ngày. Bài thuốc trên có tác dụng chung đó là làm mạnh gân cốt, giảm đau, điều trị các triệu chứng đau nhức mỏi lưng, khớp rất hiệu quả, từ đó bổ trợ giúp việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm được tốt hơn.

Cây chìa vôi thường mọc ở bờ rào

Bài thuốc 23: Dùng hạt đười ươi

Nguyên liệu: 10 – 12 quả chứa hạt đười ươi. Chọn lấy những hạt mẩy, màu hanh vàng. Không chọn hạt bị xỉn màu.

Cách thực hiện: Pha khoảng 1/3 nước đã đun sôi với 2/3 nước để nguội, nước ấm là được. Sau đó cho hạt đười ươi đã rửa sạch vào nước đã pha ngâm trong khoảng 1 tiếng cho hạt nở hẳn.

Tiếp theo tách bỏ hạt rồi lấy nhân của hạt đười ươi pha với nước vừa ngâm hạt. Cho thêm đường. Uống mỗi ngày có thể uống thay nước lọc, vừa tốt lại có thể chữa thoát vị đĩa đệm.

Hạt đười ươi thường có nhiều ở khu vực miền Nam

Bài thuốc 24: Làm thuốc từ cây chuối hột

Cách 1: Dùng thân cây chuối hột

Nguyên liệu: Cây chuối hột, một ít đường phèn.

Cách thực hiện: Chọn một cây chuối hột chưa ra hoa kết quả có đường kính khoảng 20 cm. Dùng dao chặt ngang thân chuối rồi khoét một lỗ bên trong thân cây. Sau đó cho vài viên đường phèn vào rồi lấy tô đậy lại để tránh côn trùng bò vào.

Tiếp đến bạn để từ 2h đến qua đêm hôm sau thì mở tô ra và lấy nước chuối được tiết ra từ vết khoét uống.

Bài thuốc này ngọt dịu rất dễ uống và chữa thoát vị đĩa đệm rất hay, mọi người có thể áp dụng cho bản thân mình. Người bệnh nào kèm theo chứng đái tháo đường cũng có thể áp dụng nhưng không nên cho thêm đường phèn mà chỉ nên dùng nước từ thân chuối.

Bài thuốc hay từ thân cây chuối hột

Cách 2: Dùng quả chuối hột khô

Nguyên liệu: 300g quả chuối hột đã phơi khô và 1 lít rượu trắng.

Cách thực hiện: Đem chuối hột đã cắt lát phơi khô. Sau đó, dùng chuối này ngâm với rượu trắng trong vòng 1 tháng. Với cách làm này, mỗi ngày, người bệnh sẽ tiến hành uống khoảng 2 lần. Mỗi lần, người bệnh nên uống chừng một ly nhỏ trước khi ăn.

Thực hiện liên tục trong vòng 1 tháng sẽ nhanh chóng giảm ngay tình trạng đau lưng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.

Quả của cây chuối hột

Bài thuốc 25: Lá lốt và sữa bò tươi

Nguyên liệu: 300ml sữa bò tươi, một nắm lớn lá lốt

Cách thực hiện: Lá lốt xay hoặc giã nhỏ cho rồi lọc lấy nước. Sử dụng nước này hòa với 300ml sữa bò, đun nóng lên là có thể dùng được. Chia làm 2 lần, uống vào các bữa ăn phụ trong ngày. Uống liên tục sau 1 tuần sẽ thấy các cơn đau thoát vị đĩa đệm giảm đi nhiều.

Lưu ý: Chỉ uống khi sữa còn ấm nóng.

Lá lốt và sữa bò nên dùng khi còn ấm

Bài thuốc 26: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây mật gấu

Nguyên liệu: Lá cây mật gấu, bia lon.

Cách thực hiện: Lá mật gấu còn tươi đem rửa thật sạch. Xay nhuyễn các lá này lấy phần nước và bỏ xác đi. Lấy nước cốt cây mật gấu pha chung với một lon bia (loại nào cũng dùng được). Mỗi ngày chỉ nên uống một lần vào buổi chiều sau khi ăn cơm xong.

Sau khi uống trong vòng 10 ngày thì nghỉ một tuần lễ, sau đó lại uống tiếp 10 ngày rồi nghỉ. Cứ lặp đi lặp lại như vậy nhiều lần.

Nước mật gấu khá dễ uống, người bệnh có thể dùng nó thay nước trà để uống hằng ngày, không những tốt cho bệnh thoát vị đĩa đệm mà còn giúp chữa các bệnh xương khớp và các bệnh khác.

Sau 3 đợt (tức 30 ngày uống thuốc), tùy vào tình trạng bệnh nặng nhẹ mà diễn biến trong cơ thể khác nhau. Tuy nhiên, đa số lúc này bạn sẽ thấy được công dụng rõ rệt của bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây mật gấu pha bia này.

Cây mật gấu và bia chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc 27: Chữa thoát vị đĩa đệm từ rễ cây đinh lăng

Rễ cây đinh lăng có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thông huyết mạch, bổ khí huyết, giải độc, chống dị ứng, chữa đau nhức lưng rất hiệu quả.

Cách 1: Sắc nước uống từ rễ cây đinh lăng.

Chuẩn bị 20g rễ cây đinh lăng đã được rửa sạch, phơi khô, sau đó cho vào sắc nước uống hàng ngày từ 3-4 bát nước cốt có tác dụng làm tăng sự dẻo dai của gân cơ, khớp…giúp cơ thể khỏe mạnh từ đó phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.

Cách 2: Kết hợp rễ đinh lăng và các vị thuốc.

Chuẩn bị rễ đinh lăng (12g), hà thủ ô, cối xay, huyết rồng, cỏ xước, thiên niên kiện (8g), vỏ quýt, quế chi (4g). Cho tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc, đổ đầy nước, đun đến khi nào còn 1-2 bát nước cốt là được. Mỗi ngày uống từ 2-3 bát nước thuốc, uống ngay khi thuốc còn nóng. Kiên trì trong khoảng 10 ngày để thấy được tác dụng.

Cây đinh lăng được trồng phổ biến ở nước ta

Bài thuốc 28: Cách nấu canh mồng tơi chữa bệnh hiệu quả


Lá mồng tơi rất là tốt cho người bị đau xương khớp, tuy nhiên nếu chỉ sử dụng lá mồng tơi thì khó mà mang lại hiệu quả như mong muốn, chưa kể nếu chỉ nấu canh với lá thì cũng rất khó mà ăn nhiều người.

Do vậy, chúng tôi xin giới thiệu đến quý bệnh nhân cách nấu món canh móng giò mồng tơi trị đau nhức xương khớp được nhiều người tin dùng, đánh giá cao.

Nguyên liệu: Bạn cần chuẩn bị một ít rau mồng tơi, móng giò 2-3 cái, rượu gạo 1 chén.

Cách thực hiện: Lấy móng giò cạo, rửa sạch cho ráo. Đem luộc sơ móng giò với một chút muối, bỏ phần nước này ni. Cho một ít dầu lên chảo, khử với một chút hành rồi cho phần xương vào xào chung với gia vị bao gồm muối, tiêu, hạt nêm, mì chính. Sau khi đã xào sơ qua khoảng 3-4 phút, tiếp tục cho nước lọc vào để ninh, có thể điều chỉnh lượng nước cho hợp lý nhé.

Thái mồng tơi theo kích thước yêu thích, khi bắt đầu ninh được khoảng 30 phút cho móng heo nhừ thì tiếp tục cho rau vào, nêm nếm trước khi tắt bếp. Cuối cùng, bạn cho một chén rượu vào ngay lúc đó, dùng canh ngay khi còn nóng cho hiệu quả được tốt nhất.

Canh mồng tơi nấu chân giò vừa ngon vừa có tác dụng chữa bệnh

Bài thuốc 29: Rượu thuốc ngũ gia bì

Trong dân gian, hẳn đã không còn lạ gì tên gọi rượu thuốc ngũ da bì, đây là bài thuốc được nhiều người truyền cho nhau và ở những vùng quê, nhiều gia đình luôn có sẵn một bình rượu ngũ gia bì trong nhà để phòng đau nhức xương khớp.

Cách thực hiện:

Lấy vỏ thân cây ngũ gia bì, cạo sạch lớp vỏ bên ngoài, đem rửa thật sạch rồi thái nhỏ, đem phơi thật khô. Sau khi vỏ ngũ gia bì đã khô thì đem sao vàng lên và xay thành bột mịn. Cứ 100g bột này ngâm được 1 lít rượu, nên nhớ chọn loại rượu tốt nhà tự nấu, không pha chế thêm. Ngâm khoảng 10 ngày thì dùng được. Khi dùng, lắc đều bình rồi uống một ly nhỏ trước bữa ăn tối.

Thường xuyên uống rượu ngũ gia bì, với liều lượng vừa đủ sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp do thoát vị đĩa đệm, thấp khớp, tê liệt hoặc xương khớp co quắp…

Lưu ý: Bệnh nhân huyết áp thấp và phụ nữ mang thai không dùng rượu thuốc ngũ gia bì.

Cây thuốc nam ngũ gia bì

Bài thuốc 30: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây cỏ xước

Cây cỏ xước là một cây mọc hoang nên rất dễ tìm kiếm. Theo y học cổ truyền cổ xước có vị chua hơi đắng có tác dụng bổ gan thận, mạnh gân cốt và giúp lưu thông được khi huyết.

Bên cạnh đó khi kết hợp cỏ xước cùng với các vị thảo dược khác còn có khả năng chữa các bệnh xương khớp rất hay. Đặc biệt là chữa thoát vị đĩa đệm rất hiệu nghiệm..

 

Nguyên liệu: Thiên niên kiện, củ ráy, tô mộc, ngải cứu, lá thông, cẩu tích mỗi vị 12g và 20g cỏ xước, ý dĩ..

Cách thực hiện: Củ ráy rửa sạch và đem sao vàng. Còn các nguyên liệu khác rửa sạch và đem phơi khô, sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nồi sắc với 6 chén nước, đến khi nào còn 2 chén nước là được. Chia ra làm 2 lần uống mỗi ngày và dùng liên tục trong 1 tháng thì có hiệu quả như mong đợi.

Cây cỏ xước được dùng làm thuốc

Bài thuốc 31: Dùng cà gai leo

Nguyên liệu:

- 450g cà gai leo khô. Cà leo gai (chọn được loại đen càng tốt) mua hoặc lấy nguyên cây từ ngoài vườn về, sau đó giũ sạch và rửa cho hết bụi bẩn (lấy nguyên cả phần rễ cây) rồi đem phơi trên nền sạch sẽ và đủ ánh nắng cho thật khô. Sau đó đem xắt nhỏ (hoặc xắt nhỏ từ đầu) rồi cho vào túi ni lông cất và bảo quản kỹ để dùng nhiều lần.

- 1 chiếc ấm sắc thuốc nhỏ

- 2 lít nước lọc

- 1 ít muối

Cách thực hiện:

+ Các nguyên liệu đầu tiên đem rửa lại cho thật sạch rồi để cho ráo nước

+ Tiếp theo cho các nguyên liệu vào chiếc chảo nóng trên bếp và đảo đều tay cho chúng săn và khô lại ( bước này còn gọi là sao vàng nguyên liệu)

+ Cho các nguyên liệu mới sao vàng vào chiếc ấm rồi cho phần nước lọc đã chuẩn bị vào, đun sôi trên lửa nhỏ cho cà gai leo tiết ra những chất dinh dưỡng.

+ Căn đến khi còn khoảng 1 lít nước thì nhắc xuống để nguội, sau đó cho nước thuốc vào ấm nước mới rồi cất uống dần hết trong ngày thay cho nước lọc

+ Áp dụng bài thuốc này lâu dài trong vòng khoảng 1 – 2 tháng sẽ cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp rõ rệt lại vừa giúp nâng cao sức khỏe và phòng ngừa cơ thể được khỏi nhiều loại bệnh lý khác.

Cẩn thận khi dùng cà gai leo chữa bệnh

Bài thuốc 32: Cây Đơn Châu Chấu chữa thoát vị đĩa đệm

Đặc điểm: Cây đơn châu chấu có tên gọi khác là Cuồng, Đinh lăng gai, Độc lực.

Cây nhỏ, cao 1 – 2m, có thân mảnh, mang nhiều gai cong quắp. Cành mọc lòa xòa. Lá lớn, kép lông chim 2 – 3 lần, với 9 – 11 lá chét có phiến hình trứng dài 4 - 8cm, rộng 2 – 3 cm, nhẵn cả hai mặt, nhưng trên gân có những gai nhỏ như sợi tơ; cuống lá có bẹ. Cụm hoa chùy gồm nhiều tán dài, cuống hoa có gai. Hoa nhỏ, màu lục, vàng nhạt. Quả hạch hình tròn, màu đen.

Sinh thái: Đơn Châu Chấu mọc rải rác ven rừng, trên các nương rẫy cũ, ở độ cao 200- 1.700m. Thường ra hoa tháng 4- 6, có quả tháng 7- 9.

Tác dụng: Giải độc, thanh nhiệt, tiêu thũng, tán ứ, khu phong, trừ thấp.

Ngoài ra bộ phận rễ của cây có tính kháng sinh mạnh, có thể giải độc, thân cây có tác dụng bổ và lá có tác dụng chữa đau nhức xương hiệu quả

Nguyên liệu: Rễ cây đơn châu chấu 15g, vỏ cây xà cừ 10g, mặt quỷ 10g.

Cách thực hiện: Sắc các thảo dược trên với 600ml nước. Sau mỗi lần sắc như vậy, chia ra uống 2 lần/ngày và thường uống sau bữa ăn trưa, tối. Ban đầu uống có vị rất đắng khó uống. Sau khoảng 1 tháng sẽ thấy mức độ đau nhức giảm rõ ràng.

Hình ảnh cho cây đơn châu chấu

Bài thuốc 33: Dùng hương nhu tía    

Nguyên liệu: 50g hương tía nhu, 20g cây cỏ xước, 20g cà gai leo, 20g thiên niên kiện, 20g cây sâm ngọc linh.

Cách thực hiện: Tất cả nguyên liệu khô trên bạn đem rửa thật sạch, sau đó cho vào nồi đất sắc cùng với 850ml nước lọc, nhớ sắc lửa nhỏ liu riu cho nước thuốc ra hết.

Sau đó bạn kiểm tra khi lượng nước thuốc cô lại khoảng còn 250 – 300 thì tắp bếp là được.

Cách dùng: Hương nhu tía khi sử dụng chia làm 3 lần uống, uống vào sau giờ ăn sáng khoảng 30 phút, sau giờ ăn trưa khoảng 30 phút và sau giờ ăn tối khoảng 30 phút.

Phần thuốc còn lại bạn có thể để nguyên trong siêu sắc thuốc ở nơi thoáng mát và dùng hết trong ngày.

Việc áp dụng phương pháp này cần kiên trì và không nên bỏ lưng chừng, bạn sắc uống đều đặn trong vong từ 15 ngày cho đến một tháng tuỳ vào thể trạng sức khoẻ của từng bệnh nhân.

Các triệu chứng đau nhức cũng như thoát vị đĩa đệm sẽ thuyên giảm dần trong thời gian uống thuốc.

Hương nhu tía chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc 34: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thiên niên kiện

Nguyên liệu: 1 kg củ thiên niên kiện, ngưu tất, câu kỷ tử, hổ cốt mỗi vị 100g, 2 lít rượu trắng

Cách thực hiện: Trước hết, các dược liệu này đem thái rồi phơi khô. Cho vào bình lớn rồi đổ rượu vào ngâm. Bịt kín miệng bình lại rồi để nơi khô ráo, thoáng mát. Một tháng sau có thể đem ra sử dụng, lúc này rượu đã chuyển màu vàng đen.

Mỗi ngày, người bệnh thoát vị đĩa đệm dùng từ 1 – 2 ly nhỏ uống, tốt nhất nên dùng trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn. Bên cạnh đó, mọi người có thể dùng rượu này để xoa bóp bên ngoài hỗ trợ cải thiện bệnh tốt hơn.

Lưu ý: Vị thuốc thiên niên kiện này là loại cây có vị hơi ngọt, cay, đắng, tính ôn nên chỉ được dùng ở lượng vừa phải.

Khi sắc hay ngâm rượu chỉ dùng khoảng 5g – 10g. Nếu dùng quá liều sẽ ngộ độc.

Không may khi sử dụng gặp phải triệu chứng ngộ độc như nôn, ói, choáng váng và ngất xỉu thì cần đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị ngay. Tránh điều đáng tiếc xảy ra.

Người táo bón, nội nhiệt, âm hư, phụ nữ có thai không được dùng.

Cây thuốc nam thiên niên kiện 

Bài thuốc 35: Đậu đen hấp dừa nguyên quả

Nguyên liệu: 20 g đậu đen,1 quả dừa tươi

Cách thực hiện: Lấy quả dừa đi vạt miệng, giữ nguyên nước dừa rồi cho đậu đen vào, đậy kín miệng quả dừa lại, cho vào nồi rồi chưng cách thủy khoảng 3 đến 4 giờ cho đậu đen bên trong thật nhừ.

Sau khi nấu xong, người bị đau lưng sử dụng luôn cả phần nước lẫn phần cái bên trong để đạt hiệu quả cao nhất. Mỗi tuần nên sử dụng cách này duy nhất 1 lần.

Đậu đen hấp dừa tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc 36: Tỏi ngâm rượu chữa thoát vị đĩa đệm


Tỏi khô bóc vỏ 40g thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100ml rượu trắng 40 – 45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được.


Mỗi ngày dùng 2 lần, sáng uống 40 giọt trước khi ăn, tối uống 40 giọt trước khi ngủ. Uống khoảng 20 ngày thì hết, bởi vậy cứ sau 10 ngày lại ngâm tiếp để ngày nào cũng có rượu tỏi dùng, uống liên tục suốt đời. Với một lượng rượu rất nhỏ như thế, người kiêng rượu hoặc không uống được rượu vẫn dùng được.

Rượu tỏi chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả cao nhưng không nên lạm dụng vì rượu có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hệ thần kinh con người.

Tỏi ngâm rượu chữa thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc 37: Chanh phơi khô chữa thoát vị đĩa đệm

Theo Đông y, quả chanh có vị ngọt chua, tính bình, có tác dụng sinh tân chỉ khát trừ thấp và an thai, tăng cường hệ miễn dịch, sát khuẩn tốt.

Còn vỏ bưởi có vị đắng, cay, tính bình có tác dụng trừ phong, giảm đau, tính không độc,… Bên cạnh đó, ngải cứu có tác dụng ôn khí huyết, giảm đau nhức và chữa trị xương khớp.

Nguyên liệu:

- Vỏ bưởi khô: 1 quả

- Chanh đã phơi khô bỏ hạt: 1 kg

- Ngải cứu phơi khô: 200 g

- Rượu trắng: 2 lít

- Đường phèn: 200 g

Cách thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên đem sao vàng và đổ ra đất cho nguội. Sau đó, cho vào bình rượu ngâm.

Mỗi ngày, bệnh nhân bị gai cột sống uống 1 ly nhỏ rượu thuốc này, uống trong một thời gian sẽ giúp khắc phục được tình trạng đau nhức, khó vận động đang mắc phải.

Bài thuốc từ chanh, ngải cứu và bưởi phơi khô

Bài thuốc 38: Dùng tần giao chữa thoát vị đĩa đệm

Nguyên liệu:

- Tần giao, hán phòng kỷ mỗi vị 12g;

- Hải phong đằng, bạch chỉ, uy linh tiên, nhũ hương, đào nhân mỗi vị 10g;

- Xuyên khung, độc hoạt mỗi vị 8g.

- Lượng thuốc có thể thay đổi tăng hoặc giảm tuỳ vào cơ địa và mức độ đau nhức khớp của mỗi người.

Cách thực hiện:

- Tất cả các vị thuốc cho vào ấm sắc sao cho còn 1 bát, chế thêm nước và sắc uống thêm 1-2 lần nữa.

- Mỗi ngày bệnh nhân sắc uống 1 thang chia làm 2 – 3 lần uống sau khi ăn.

- Sau một thời gian, mọi cơn đau nhức sẽ tan biến, không còn xuất hiện nhiều và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần người bệnh.

Cây tần giao thường được trồng làm bờ rào

Bài thuốc 39: Chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhờ câu kỷ tử

Nguyên liệu:

- Câu kỷ tử, Cao quy bản, sơn dược, sơn thù, thỏ ty tử, cao lộc hương mỗi loại 4g

- Thục địa 8g

- Ngưu hoài tất 3g và các vị hồng hoa, đào nhân, xuyên khung, xích thược vừa đủ.

Cách thực hiện:

+ Cho các vị thuốc vào ấm thuốc, đổ thêm 500ml nước đun đến khi còn khoảng 200ml nước sánh đặc.

+ Dùng nước uống sau khi ăn cơm 45 phút, mỗi lần uống 2 bát. Mỗi ngày dùng một thang thuốc như vậy.

Công dụng:

- Bài thuốc giúp trị bệnh thoát vị đĩa đệm, đau lưng, tràn dịch khớp gối, phục hồi sức khỏe cho người bệnh.

- Ngoài việc uống thuốc, người bệnh nên kết hợp tập luyện thể thao nhẹ nhàng phù hợp với bệnh thoát vị đĩa đệm.

- Bổ sung các chất cần thiết trong bữa ăn hằng ngày như cá biển, rau xanh, thịt nạc, hải sản, …

- Tránh vận động mạnh lúc làm việc hoặc vui chơi, ngồi đúng tư thế làm việc để không ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh.

Cây câu kỷ tử chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Trên đây là tổng hợp trọn bộ 39 bài thuốc nam chữa bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả được lưu truyền trong dân gian và được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên trước khi dùng bất kỳ bài thuốc nào nhớ hỏi ý kiến bác sĩ và tùy theo từng người, tác dụng của các bài thuốc sẽ khác nhau nên khi dùng hãy để ý những thay đổi trên cơ thể mình để kịp thời điều chỉnh.
Gửi bình luận

Câu hỏi thường gặp

Trả lời:

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể “quan hệ” được tùy thuộc vào mức độ bệnh, thể trạng của chính bệnh nhân. Đối với bệnh nhân bị thoát vị một phần thì hoàn toàn quan hệ được nhưng với mức độ nhẹ nhàng, tránh cường độ quá mạnh sẽ khiến cho bao xơ ở đĩa đệm rách ra nhiều hơn làm chèn ép rễ dây thần kinh, ống sống gây đau nhức hơn. Đối với bệnh nhân thoát vị hoàn toàn, nặng thì cũng có thể quan hệ tình dục được nhưng cũng cần chú ý tư thế quan hệ không quá khó, cường độ bình thường. Nếu có dấu hiệu đau nhức nhiều khi đang “quan hệ” thì cần dừng ngay lại, nằm nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm cơn đau nhức.

Trả lời:

Tập thể dục là một phương pháp tốt cho sức khỏe, giúp khí huyết lưu thông, tâm trạng vui vẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì,… Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập thể dục thường xuyên. Đây là cách hiệu quả giúp các cơ thắt lưng, cổ trở nên dẻo dai, khỏe hơn, chống đỡ được trọng lượng cơ thể, giảm bớt áp lực không cần thiết đè nén lên cột sống. Tuy nhiên, với người bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng, người mắc bệnh xương khớp nói chung khi tập thể dục cần lựa chọn bài tập cho thích hợp. Cần tránh sử dụng bài tập dụng cụ, ưa sức mạnh sẽ dễ bị chấn thương khi tập, tăng áp lực cột sống khiến bệnh thêm nặng. Vì thế, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, tập yoga,… là tốt nhất.

Trả lời:

Phương pháp phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được áp dụng khi bệnh nhân có dấu hiệu khối thoát vị chèn ép tủy sống, rễ dây thần kinh gây hạn chế vận động, thậm chí ngồi nghỉ ngơi cũng đau nhức, có nguy cơ liệt cột sống. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng các phương pháp kỹ thuật như: mổ nội soi, mổ hở, mổ laser,… Tuy nhiên, dù là phương pháp nào đi nữa cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: chảy máu tại vị trí mổ, nhiễm trùng vết thương, rò rỉ dịch não tủy do rách màng cứng sau mổ. Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể tái phát lại ngay tại vị trí đã phẫu thuật chỉ sau một thời gian.

Trả lời: <p>An Cốt Nam là bài thuốc gia truyền lâu đời, không ngừng hoàn thiện và được đội ngũ cố vấn cao cấp bám chắc &nbsp;Y Lý Y Học Cổ Truyền. Bài thuốc càng ngày càng thể được hiệu quả điều trị rõ rệt cho bệnh nhân xương khớp trong đó đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm. An Cốt Nam được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên,&nbsp;có tác dụng bồi bổ can thận gân xương, trừ phong thấp, hoạt huyết và tăng cường lưu thông máu để giúp đào thải độc tố do quá trình viêm sưng, thoái hóa, đồng thời bồi bổ nhằm phục hồi lại vùng bị thoái hóa, tái tạo lại nhân nhầy và bao xơ đĩa đệm. Bài thuốc có công dụng chữa các bệnh cột sống phổ biến hiện nay như bệnh thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… rất hiệu quả và an toàn. Đây là bài thuốc Đông y lành tính, hiện đang là bài thuốc tiên phong trong việc chữa trị các bệnh cột sống thành công với trên 5000 bệnh nhân. Đã có bệnh nhân giảm hẳn triệu chứng bệnh đến 80% chỉ trong 1 liệu trình điều trị. Thậm chí có bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khỏi hoàn toàn bệnh chỉ sau 1-2 liệu trình đến nay đã 3 năm chưa có dấu hiệu tái phát trở lại. Tuy nhiên, phụ thuộc vào mức độ bệnh, cơ địa hợp thuốc của mỗi bệnh nhân sẽ có tác dụng điều trị khác nhau. Có bệnh nhân điều trị trong 6-7 liệu trình giảm 70% triệu chứng bệnh nhưng với bệnh nhân đó là kết quả cao so với những phương pháp điều trị trước đó. Bởi vậy, để có phác đồ điều trị chính xác, hiệu quả cho từng bệnh nhân, bệnh nhân nên tới trực tiếp nhà thuốc hoặc gửi kết quả chẩn đoán bệnh qua đường bưu điện tới nhà thuốc, các lương y sẽ thăm khám, tư vấn liệu trình điều trị phù hợp.</p>
Trả lời:

Tập thể hình là phương pháp rèn luyện sức khỏe nhằm tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, thể lực. Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm phần đĩa đệm giữa 2 đốt sống bị chệch ra khỏi vị trí tự nhiên gây chèn ép các ống sống, rễ thần kinh. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể tập thể hình được nhưng cần có sự hướng dẫn của các huấn luyện viên nhằm ngăn ngừa tình trạng sử dụng các bài tập không phù hợp, tạo sức ép lên cột sống, gây tổn thương vùng xương sống, vị trí bị thoát vị.

Trả lời:

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu như bạn áp dụng đúng phương pháp, biết cách thay đổi lối sống sinh làm việc, học tập và nghỉ ngơi, tập luyện kết hợp với việc sử dụng đúng thuốc. Ngoài ra, việc phát hiện bệnh sớm, kịp thời cũng là lợi thế giúp điều trị bệnh thoát vị nhanh hơn, đạt kết quả cao hơn. Hiện nay, để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm khỏi hẳn, giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên đa số bệnh nhân sử dụng bài thuốc An Cốt Nam. Đây là bài thuốc Đông y gia truyền được bào chế từ các vị thuốc có nguồn gốc tự nhiên có ở Việt Nam. Với liệu pháp trong uống ngoài đắp kết hợp vật lý trị liệu như xoa bóp, châm cứu và kéo giãn cột sống bằng máy, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học đã giúp hơn 5000 bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao. Có rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn chỉ sau 1-2 liệu trình. Hiệu quả điều trị được ghi lại đầy đủ bằng những Audio và Video minh chứng.

Hội đồng cố vấn