Dược thảo đông y điều trị bệnh mề đay mẩn ngứa
Mày đay là một loại bệnh dị ứng ngoài da. Ngoài da nổi lên những mảng có nhiều hình dạng khác nhau như bọ lẹt đốt, rất ngứa nổi gồ lên trên mặt da lúc mất chỗ này, lúc mọc chỗ khác làm bạn không lúc nào yên. Chúng có thể biến mất sau vài giờ, nhưng có thể tồn tại gan lỳ hơn 3 tháng.
Đông y còn gọi là phong chẩn khối.
1. Nguyên nhân
Yếu tố cơ địa dị ứng, nhạy cảm với chất kích thích và các yếu tố ngoại lai như thức ăn tanh như cua cá tôm sò ốc hến, đồ hộp, thịt bò, thịt gà, các loại thuốc an thần, hạ nhiệt, giảm đau…, các loại huyết thanh, các loại thảo mộc như lá cây hoa, các ổ nhiễm khuẩn, các loại ký sinh trùng đường ruột, do khí hậu thời tiết, hoá chất… hoặc do yếu tố tinh thần như bực bội, lo lắng, buồn phiền quá mức tác động vào cơ thể gây ra bệnh.
Thường do phong thấp xâm nhập vào da thịt hoặc trường vị đang có uất nhiệt lại cảm phải phong tà, tà khí tích lại ở da, lông gây ra mày đay.
Sách ‘Y Học Nhập Môn’ viết: “Huyết nhiệt thì sinh ra lở ngứa hoặc đau”.
Sách ‘Châm Cứu Học Giảng Nghĩa’ viết: “Chứng Ẩn chẩn phát sinh đa số do tấu lý sơ hở, bị phong tà xâm nhập… cũng có thể do ăn những thức ăn như tôm, cá v.v… mà nổi ban”.
2. Cơ chế sinh bệnh theo Y học cổ truyền
Theo Đông y, nguyên nhân gây bệnh mày đay chủ yếu là do phong hàn bên ngoài hợp với huyết nhiệt bên trong và một số thức ăn không thích hợp với cơ thể như tôm, cá…
Theo y học hiện đại, những yếu tố dị nguyên chất gây dị ứng tác động vào cơ thể làm cho cơ thể tiết ra một số lượng Histamin. Histamin khi sinh ở da sẽ chảy vào máu, làm dãn các mao mạch gây nên hiện tượng ứ máu, chảy huyết thanh ra ngoài huyết quản gây nên. Đồng thời Histamin ngấm vào đuôi dây thần kinh cảm giác gây nên ngứa và kích thích, gây một phản xạ sợi trục làm đỏ chung quanh các nốt mề đay.
3. Chứng trạng chung
Trên da nổi lên từng đám (về) nhiều ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng, rất ngứa. Thường vài ngày hoặc có khi lâu hơn mới hết. Trên lâm sàng thường gặp mấy loại sau:
1. Do phong nhiệt
Triệu chứng: Mày đay màu hồng tươi, khát, mặt có lúc bốc nóng, nước tiểu vàng, táo bón, gặp lạnh thì dễ chịu, rêu lưỡi vàng, mạch Phù Sác.
Điều trị: Sơ phong thanh nhiệt.
Phương thuốc: Dùng bài Ngân Kiều Tán gia giảm.
Kim ngân 12g, Liên kiều 10g, Sinh địa 12g, Ngưu bàng tử 10g, Tang diệp 12g, Đơn bì 10g, Kinh giới 12g, Phòng phong 10g, Phù bình 12g, Thuyền thoái 4g, Đơn đỏ 12g.
2. Do phong hàn
Hay gặp ở bệnh dị ứng nổi ban do lạnh.
Triệu chứng: Nổi mề đay sắc nhạt, to nhỏ không đều, gặp lạnh ngứa nhiều, trườm nóng thỡ đỡ, sắc ban thường nhạt có thể phát sốt sợ lạnh.
Điều trị: Khư phong tán hàn.
Phương thuốc: Quế chi thang gia giảm.
Quế chi 8g, Sinh khương 6g, Tổ tử 12g, Thương nhĩ tử 12g, Kinh giới 12g, Bạch chỉ 4g, Tế tân 6g, Đơn đỏ 12g, Phòng phong 12g, Y dĩ 12g, Đan sâm 12g.
3.Thực tích
Mày đay sắc trắng hoặc đỏ, kéo dài không khỏi, phát cơn bất thường, trung quản bĩ đầy, ăn kém ngực đầy, ợ hăng nuốt chua, cồn cào buồn nôn, đại tiện không đều.
Điều trị: Hoà trung thông đạo, sơ phong thanh nhiệt.
Phương thuốc: Hà thị sơ phong đạo trệ pháp.
Kim ngân 12, Địa phụ tử 12g, Bạch tiễn bì 12g, Chỉ xác 8g, Cúc hoa 8g, Thổ phục 12g, Sơn tra 12g, Xích thược 10g, Mạch nha 12g, Tiên tân lang 10g, Kê nội kim 10g.
4. Thấp nhiệt
Mày đay sắc đỏ sạm, gặp gió hay nóng thì bệnh tăng, trời âm u bệnh càng nặng, kiêm chứng phát sốt về buổi chiều, minh nóng bứt rứt, đầu nặng, thân thể mỏi mệt, khát nước, đại tiện khó đi, tiểu tiện đỏ rít, rêu vàng nhớt.
Điều trị: Phương hương hoá thấp.
Phương thuốc: Hà thị phương hương sơ hoá phương.
Hoắc hương 10g, Hậu phác 10g, Hoàng cầm 10g, Xích thược 10g, Hoạt thạc 10g, Bồ công anh 12g, Ngân hoa 12g, Cam thảo 4g, Hoạt thạch 12g, Trần bì 10g, Linh bì 1g.
Nặng về phong tà vít lấp gia bạch tiễn bì, Địa phu tử, đại tiện khó đi gia Sơn tra thán, tân lang, Chỉ thực, Phòng phong.