Giải đáp: Chụp X quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không?
Dựa vào sự phát triển của y học hiện đại ngày nay, việc chúng ta muốn phát hiện một căn bệnh nào đó đã trở nên dễ dàng hơn. Vậy chụp X quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm chính xác không? Hãy theo dõi thông tin ở bài viết dưới đây nhé.
Chụp X quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không?
Trước khi tìm hiểu vấn đề chụp X quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không? Chúng ta tìm hiểu qua một chút về bệnh thoát vị đĩa đệm.
Chụp X quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm hay không?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, khiến nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép vào các rễ thần kinh gây đau nhức cho người bệnh, hiện tượng này có thể gặp khi cơ thể bị tai nạn, chấn thương hoặc bị thoái hóa, nứt,…
Bất cứ vị trí nào đều có thể mắc thoát vị đĩa đệm tuy nhiên vùng có khả năng hay gặp nhất là lưng và cổ. Việc phát hiện bệnh có thể dựa vào các dấu hiệu của bệnh hoặc nhờ sự can thiệp của y học hiện đại như chụp X quang, chụp MRI. Trong bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về phương pháp chụp X quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm chính xác hay không nhé.
Vậy chụp X quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm không?
Chụp X quang là biện pháp phát hiện vấn đề về khối u, chèn ép, gãy,… của đĩa đệm để chẩn đoán bệnh. Phương pháp chẩn đoán này được ứng dụng bằng cách cho người bệnh nằm ở tư thế thẳng nghiêng. Tuy nhiên việc chụp X quang không thể giúp hình ảnh của thoát vị đĩa đệm được hiển thị một cách chính xác nên không được ưu tiên so với các biện pháp khác.
Nhưng đối với người mắc thoát vị đĩa đệm ở thân đốt thì hình ảnh chẩn đoán phim chụp X quang sẽ rất chính xác.
Ngoài ra, kết quả chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phim X quang còn có thể dựa vào hình ảnh chụp X quang và chụp cộng hưởng từ bao rễ. Qua kết quả đó thì bác sĩ sẽ nhận định được các vấn đề sau:
- Trường hợp thoát vị thể trung tâm đĩa đệm: Cột thuốc cản quang ngang với khe đĩa đệm bị hình ảnh chèn đẩy cắt cụt.
- Trường hợp thoát vị lệch bên đĩa đệm: Xảy ra trong khi nhân nhầy di chuyển tới lỗ ghép và chèn ép vào bên trong rễ dây thần kinh. Chẩn đoán qua phim chụp sẽ thất bao rễ bị lệch ¾. Ngoài ra bên bị thoát vị còn xuất hiện thêm khuyết lõm tại cột thuốc.
Như vậy có thể thấy chụp X quang có thể phát hiện thoát vị đĩa đệm tuy nhiên để có kết quả chính xác nhất vẫn cần sự hỗ trợ của chụp cộng hưởng từ để có kết quả tin cậy nhất.
Dựa vào hình ảnh chụp X quang bác sĩ sẽ đưa ra nhận định về bệnh
Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm
Ngoài việc chụp X quang hay chụp cộng hưởng từ để phát hiện thoát vị đĩa đệm, thì chúng ta cần chú ý đến những dấu hiệu sau để nhận biết thoát vị đĩa đệm kịp thời:
Đau nhức kéo dài
Đây là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm. Cơn đau xuất hiện tại vị trí cột sống cổ sau đó lan xuống dưới 2 cánh tay, ngoài ra cơn đau cũng có thể bắt đầu từ cột sống vùng thắt lưng lan xuống các chi.
Tê bì chân tay
Tình trạng chân tay tê bì xảy ra khi các rễ thần kinh ở bàn chân, gót chân, bắp chân, mu bàn chân,… bị chèn gây đau.
Yếu liệt, teo cơ
Dấu hiệu này thường được phát hiện khi bệnh thoát vị đĩa đệm đã biến chứng sang giai đoạn nguy hiểm. Bệnh nhân có thể dễ nhận thấy phần chân, tay của mình bị teo khiến việc di chuyển, làm việc trở nên khó khăn. Thậm chí nhiều trường hợp bị thoát vị nặng còn mất hoàn toàn khả năng di chuyển.
Chắc chắn rằng những thông tin trên đã giải đáp rõ ràng vấn đề chụp X quang có phát hiện thoát vị đĩa đệm hay không. Hãy luôn chú ý đến sức khỏe của mình, phát hiện bệnh càng sớm càng tốt để giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng, tiết kiệm và hiệu quả hơn. Cảm ơn quý độc giả đã theo dõi chuyên mục của chúng tôi.
Câu hỏi thường gặp
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể “quan hệ” được tùy thuộc vào mức độ bệnh, thể trạng của chính bệnh nhân. Đối với bệnh nhân bị thoát vị một phần thì hoàn toàn quan hệ được nhưng với mức độ nhẹ nhàng, tránh cường độ quá mạnh sẽ khiến cho bao xơ ở đĩa đệm rách ra nhiều hơn làm chèn ép rễ dây thần kinh, ống sống gây đau nhức hơn. Đối với bệnh nhân thoát vị hoàn toàn, nặng thì cũng có thể quan hệ tình dục được nhưng cũng cần chú ý tư thế quan hệ không quá khó, cường độ bình thường. Nếu có dấu hiệu đau nhức nhiều khi đang “quan hệ” thì cần dừng ngay lại, nằm nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm cơn đau nhức.
Tập thể dục là một phương pháp tốt cho sức khỏe, giúp khí huyết lưu thông, tâm trạng vui vẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì,… Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập thể dục thường xuyên. Đây là cách hiệu quả giúp các cơ thắt lưng, cổ trở nên dẻo dai, khỏe hơn, chống đỡ được trọng lượng cơ thể, giảm bớt áp lực không cần thiết đè nén lên cột sống. Tuy nhiên, với người bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng, người mắc bệnh xương khớp nói chung khi tập thể dục cần lựa chọn bài tập cho thích hợp. Cần tránh sử dụng bài tập dụng cụ, ưa sức mạnh sẽ dễ bị chấn thương khi tập, tăng áp lực cột sống khiến bệnh thêm nặng. Vì thế, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, tập yoga,… là tốt nhất.
Phương pháp phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được áp dụng khi bệnh nhân có dấu hiệu khối thoát vị chèn ép tủy sống, rễ dây thần kinh gây hạn chế vận động, thậm chí ngồi nghỉ ngơi cũng đau nhức, có nguy cơ liệt cột sống. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng các phương pháp kỹ thuật như: mổ nội soi, mổ hở, mổ laser,… Tuy nhiên, dù là phương pháp nào đi nữa cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: chảy máu tại vị trí mổ, nhiễm trùng vết thương, rò rỉ dịch não tủy do rách màng cứng sau mổ. Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể tái phát lại ngay tại vị trí đã phẫu thuật chỉ sau một thời gian.
Tập thể hình là phương pháp rèn luyện sức khỏe nhằm tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, thể lực. Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm phần đĩa đệm giữa 2 đốt sống bị chệch ra khỏi vị trí tự nhiên gây chèn ép các ống sống, rễ thần kinh. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể tập thể hình được nhưng cần có sự hướng dẫn của các huấn luyện viên nhằm ngăn ngừa tình trạng sử dụng các bài tập không phù hợp, tạo sức ép lên cột sống, gây tổn thương vùng xương sống, vị trí bị thoát vị.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu như bạn áp dụng đúng phương pháp, biết cách thay đổi lối sống sinh làm việc, học tập và nghỉ ngơi, tập luyện kết hợp với việc sử dụng đúng thuốc. Ngoài ra, việc phát hiện bệnh sớm, kịp thời cũng là lợi thế giúp điều trị bệnh thoát vị nhanh hơn, đạt kết quả cao hơn. Hiện nay, để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm khỏi hẳn, giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên đa số bệnh nhân sử dụng bài thuốc An Cốt Nam. Đây là bài thuốc Đông y gia truyền được bào chế từ các vị thuốc có nguồn gốc tự nhiên có ở Việt Nam. Với liệu pháp trong uống ngoài đắp kết hợp vật lý trị liệu như xoa bóp, châm cứu và kéo giãn cột sống bằng máy, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học đã giúp hơn 5000 bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao. Có rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn chỉ sau 1-2 liệu trình. Hiệu quả điều trị được ghi lại đầy đủ bằng những Audio và Video minh chứng.