Giải đáp: Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

04/07/2018 241 Lượt xem

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị cuối cùng khi người bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, các mảng xơ vữa đĩa đệm vỡ gây ra chèn ép lên dây thần kinh và những cơn đau đớn dữ dội. Nhiều người băn khoăn lo lắng mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và biến chứng sau mổ là gì? Muốn biết câu giải đáp, hãy theo dõi thông tin sau.

 

Khi nào người bệnh nên mổ thoát vị đĩa đệm?

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm

Có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm như Đông y, Tây y, vật lý trị liệu… Nhưng sau một thời gian điều trị các phương pháp trên bệnh vẫn không thuyên giảm mà càng tồi tệ hơn, thậm chí gây ra các biến chứng nguy hiểm thì phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là giải pháp cuối cùng nhằm chấm dứt những cơn đau dai dẳng mà bệnh nhân đã phải chịu đựng.

Phẫu thuật sẽ được tiến hành để lấy những mảnh vỡ, giải phóng các rễ thần kinh bị phần thoát vị này chèn ép. Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân thực hiện theo đúng phác đồ điều trị bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm kết hợp chế độ sinh hoạt lành mạnh, cơn đau nhức từ đó giảm đi khá nhiều mà không cần phải sử dụng bất kì thuốc nào.

 

Một số phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm

 

Phẫu thuật mổ mở

Phẫu thuật sẽ được tiến hành để lấy những mảnh vỡ, giải phóng các rễ thần kinh bị phần thoát vị này chèn ép. Phương pháp này được sử dụng phổ biến vừa ít tốn kém mà kết quả triệt để khả quan hơn so với phương pháp mổ khác.

Phẫu thuật Mini – COD

Phẫu thuật mini thoát vị đĩa đệm

Hầu hết những người bệnh sau khi điều trị bảo tồn không khỏi mới chỉ định phương pháp này. Phương pháp này nhằm loại bỏ phần thoát vị chèn ép lên rễ thần kinh hoặc tủy sống qua đường mổ lối nhỏ. Bác sỹ chỉ rạch một đường nhỏ, để lấy khối thoát vị, ít gây tổn thương mô xung quanh.

Phẫu thuật cắt đĩa sống vi phẫu qua ống banh nội soi

Mổ nội soi không phải tình trạng thoát vị nào cũng được chỉ định. Mà nó chỉ thực hiện thực hiện tốt nhất ở tầng L5/S1 hoặc đĩa đệm ở dạng ngoài lỗ liên hợp, thể lỗ liên hợp. Tuy nhiên, đây là phương pháp phẫu thuật an toàn và hạn chế gây đau đớn cho người bệnh, thời gian nằm viện cũng được rút ngắn chưa quá 3 ngày.

 

Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Nhiều người có suy nghĩ, sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cơn đau nhức sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, sẽ có một vài trường hợp xảy ra biến chứng sau khi mổ hoặc bệnh tái phát, vì vậy tâm lý lo lắng của người bệnh là điều dễ hiểu.
Đối với bất cứ tình trạng bệnh nào, khi phát hiện bệnh sớm bạn có thể điều trị bệnh dễ dàng bằng các phương pháp như uống thuốc giảm đau, chống viêm, vật lý trị liệu,… Nhưng vì nhiều người có tâm lý chủ quan, nên không điều trị sớm, chỉ khi cơn đau hành hạ liên tục kéo dài người bệnh mới tìm đến bệnh viện, lúc này việc điều trị trở nên rất khó khăn.

Hầu hết các ca phẫu thuật thoát vị đĩa đệm đều thành công và an toàn, tuy nhiên theo thống kê các chuyên khoa, vẫn có tới 5% trường hợp biến chứng sau mổ một thời gian.

Một số biến chứng có thể xảy ra đó là: chảy máu vết mổ, đau, nhiễm trùng… Có một vài trường hợp sau một thời gian mổ, người bệnh có thể gặp phải tình trạng viêm vùng mổ, sẹo xơ gây dính rễ thần kinh…

Khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, chủ yếu bác sĩ chỉ cắt bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị. Nhưng vẫn có trường hợp quá trình thoái hóa cột sống khác tiếp tục hình thành và phát triển, là nguy cơ dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm tái phát trở lại.

 

Một số lưu ý sau mổ thoát vị đĩa đệm

Để kết quả mổ thoát vị đĩa đệm được đảm bảo thì việc chăm sóc người bệnh sau mổ là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy, sau mổ, bạn nên lưu ý một số điều sau đây để tránh tình trạng viêm nhiễm, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và khả năng bình phục của cơ thể. 

- Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp sau mổ. Không được vận động, làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng đến vết mổ. Đặc biệt hạn chế bê vác vật nặng, ngồi, đứng quá lâu một chỗ. 

- Xây dựng quá trình sinh hoạt khoa học. Các hoạt động tắm hay đi vệ sinh để có sự hỗ trợ của người thân. Xem ti vi không dựa vào ghế cứng, không nằm xem ti vi. Nên hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng đầu, hoặc nếu không kiềm chế được thì nên tâm sự với đối phương để có những tư thế ít ảnh hưởng đến cột sống nhất. 

- Ăn uống, thể dục thể thao quy củ. Sau khi bệnh đã ổn định có thể bổ sung nhiều món ăn giàu Canxi và các khoáng chất nhằm giúp cột sống chắc khỏe và ổn định hơn. Kết hợp với một số môn thể thao nhẹ nhàng, tốt cho xương khớp như: bơi lội, đi bộ, tập dưỡng sinh. Thời gian đầu không nên tập các môn thể lực hoạt động mạnh như: đá bóng, cầu lông, bóng chuyền,…

Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời giúp người bệnh về mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không và biến chứng như thế nào bạn cần phải biết. Tuy nhiên để không phải lựa chọn phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm, cách tốt nhất bạn nên sớm phát hiện bệnh và kịp thời điều trị, tránh để lâu dài càng biến chứng trầm trọng.

 

Gửi bình luận

Câu hỏi thường gặp

Trả lời:

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể “quan hệ” được tùy thuộc vào mức độ bệnh, thể trạng của chính bệnh nhân. Đối với bệnh nhân bị thoát vị một phần thì hoàn toàn quan hệ được nhưng với mức độ nhẹ nhàng, tránh cường độ quá mạnh sẽ khiến cho bao xơ ở đĩa đệm rách ra nhiều hơn làm chèn ép rễ dây thần kinh, ống sống gây đau nhức hơn. Đối với bệnh nhân thoát vị hoàn toàn, nặng thì cũng có thể quan hệ tình dục được nhưng cũng cần chú ý tư thế quan hệ không quá khó, cường độ bình thường. Nếu có dấu hiệu đau nhức nhiều khi đang “quan hệ” thì cần dừng ngay lại, nằm nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm cơn đau nhức.

Trả lời:

Tập thể dục là một phương pháp tốt cho sức khỏe, giúp khí huyết lưu thông, tâm trạng vui vẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì,… Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập thể dục thường xuyên. Đây là cách hiệu quả giúp các cơ thắt lưng, cổ trở nên dẻo dai, khỏe hơn, chống đỡ được trọng lượng cơ thể, giảm bớt áp lực không cần thiết đè nén lên cột sống. Tuy nhiên, với người bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng, người mắc bệnh xương khớp nói chung khi tập thể dục cần lựa chọn bài tập cho thích hợp. Cần tránh sử dụng bài tập dụng cụ, ưa sức mạnh sẽ dễ bị chấn thương khi tập, tăng áp lực cột sống khiến bệnh thêm nặng. Vì thế, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, tập yoga,… là tốt nhất.

Trả lời:

Phương pháp phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được áp dụng khi bệnh nhân có dấu hiệu khối thoát vị chèn ép tủy sống, rễ dây thần kinh gây hạn chế vận động, thậm chí ngồi nghỉ ngơi cũng đau nhức, có nguy cơ liệt cột sống. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng các phương pháp kỹ thuật như: mổ nội soi, mổ hở, mổ laser,… Tuy nhiên, dù là phương pháp nào đi nữa cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: chảy máu tại vị trí mổ, nhiễm trùng vết thương, rò rỉ dịch não tủy do rách màng cứng sau mổ. Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể tái phát lại ngay tại vị trí đã phẫu thuật chỉ sau một thời gian.

Trả lời: <p>An Cốt Nam là bài thuốc gia truyền lâu đời, không ngừng hoàn thiện và được đội ngũ cố vấn cao cấp bám chắc &nbsp;Y Lý Y Học Cổ Truyền. Bài thuốc càng ngày càng thể được hiệu quả điều trị rõ rệt cho bệnh nhân xương khớp trong đó đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm. An Cốt Nam được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên,&nbsp;có tác dụng bồi bổ can thận gân xương, trừ phong thấp, hoạt huyết và tăng cường lưu thông máu để giúp đào thải độc tố do quá trình viêm sưng, thoái hóa, đồng thời bồi bổ nhằm phục hồi lại vùng bị thoái hóa, tái tạo lại nhân nhầy và bao xơ đĩa đệm. Bài thuốc có công dụng chữa các bệnh cột sống phổ biến hiện nay như bệnh thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… rất hiệu quả và an toàn. Đây là bài thuốc Đông y lành tính, hiện đang là bài thuốc tiên phong trong việc chữa trị các bệnh cột sống thành công với trên 5000 bệnh nhân. Đã có bệnh nhân giảm hẳn triệu chứng bệnh đến 80% chỉ trong 1 liệu trình điều trị. Thậm chí có bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khỏi hoàn toàn bệnh chỉ sau 1-2 liệu trình đến nay đã 3 năm chưa có dấu hiệu tái phát trở lại. Tuy nhiên, phụ thuộc vào mức độ bệnh, cơ địa hợp thuốc của mỗi bệnh nhân sẽ có tác dụng điều trị khác nhau. Có bệnh nhân điều trị trong 6-7 liệu trình giảm 70% triệu chứng bệnh nhưng với bệnh nhân đó là kết quả cao so với những phương pháp điều trị trước đó. Bởi vậy, để có phác đồ điều trị chính xác, hiệu quả cho từng bệnh nhân, bệnh nhân nên tới trực tiếp nhà thuốc hoặc gửi kết quả chẩn đoán bệnh qua đường bưu điện tới nhà thuốc, các lương y sẽ thăm khám, tư vấn liệu trình điều trị phù hợp.</p>
Trả lời:

Tập thể hình là phương pháp rèn luyện sức khỏe nhằm tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, thể lực. Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm phần đĩa đệm giữa 2 đốt sống bị chệch ra khỏi vị trí tự nhiên gây chèn ép các ống sống, rễ thần kinh. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể tập thể hình được nhưng cần có sự hướng dẫn của các huấn luyện viên nhằm ngăn ngừa tình trạng sử dụng các bài tập không phù hợp, tạo sức ép lên cột sống, gây tổn thương vùng xương sống, vị trí bị thoát vị.

Trả lời:

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu như bạn áp dụng đúng phương pháp, biết cách thay đổi lối sống sinh làm việc, học tập và nghỉ ngơi, tập luyện kết hợp với việc sử dụng đúng thuốc. Ngoài ra, việc phát hiện bệnh sớm, kịp thời cũng là lợi thế giúp điều trị bệnh thoát vị nhanh hơn, đạt kết quả cao hơn. Hiện nay, để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm khỏi hẳn, giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên đa số bệnh nhân sử dụng bài thuốc An Cốt Nam. Đây là bài thuốc Đông y gia truyền được bào chế từ các vị thuốc có nguồn gốc tự nhiên có ở Việt Nam. Với liệu pháp trong uống ngoài đắp kết hợp vật lý trị liệu như xoa bóp, châm cứu và kéo giãn cột sống bằng máy, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học đã giúp hơn 5000 bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao. Có rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn chỉ sau 1-2 liệu trình. Hiệu quả điều trị được ghi lại đầy đủ bằng những Audio và Video minh chứng.

Hội đồng cố vấn