Nhất định bạn không được bỏ qua 10 bài tập thoát vị đĩa đệm này

04/07/2018 64 Lượt xem

Những ai đã từng mắc kẹt bởi bệnh thoát vị đĩa đệm chắc chắn sẽ hiểu rằng ngoài việc sử dụng thuốc đặc trị cũng như có chế độ ăn uống phù hợp thì thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao là điều hết sức quan trọng. Chính vì vậy, 10 bài tập thoát vị đĩa đệm dưới đây được bác sĩ chuyên khoa khuyên áp dụng bạn hãy tham khảo ngay.

 

Lợi ích khi thường xuyên áp dụng 10 bài tập thoát vị đĩa đệm

 

10 bài tập chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm của cột sống gặp phải tổn thương, nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép vào tủy sống và dễ thần kinh khiến người bệnh bị đau nhức âm ỉ liên tục. 10 bài tập thoát vị đĩa đệm dưới đây đã được bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh) hướng dẫn đem lại các lợi ích cho sức khỏe của người bệnh như:

- Cải thiện sức mạnh tại vùng cơ bụng, cơ mông, cơ thắt lưng,… từ đó khôi phục lại sức khỏe cho cột sống.

- Khi luyện tập các bài thể dục một cách hợp lý sẽ giúp khoảng trống giữa đĩa đệm tăng lên và đĩa đệm sẽ dễ quay trở lại vị trí ban đầu hơn.

- Việc áp dụng 10 bài tập thoát vị đĩa đệm này kết hợp với việc dùng thuốc cũng giúp cho quá trình điều trị diễn ra hiệu quả hơn.

 

10 bài tập thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất

Bài tập 1:

- Nằm thẳng người trên giường, hai chân đặt song song với nhau

- Co một bên chân, sao cho đầu gối ép sát vào bụng

- Hai tay đan chéo vào và ôm lấy đầu gối kéo về sát bụng, chân còn lại giữ nguyên

- Giữ nguyên tư thế cho đến khi mỏi thì đổi bên. Tập lại bài tập khoảng 10 – 15 lần

Bài tập 2:

Mục đích: Giúp kéo giãn bao khớp xung quanh cột sống và nhóm cơ bị co thắt, đồng thời mở rộng độ liên hợp để không chèn ép vào rễ thần kinh.

Thực hiện:

- Nằm thẳng trên giường, hai chân song song

- Co hai chân lên, đầu gối ép sát vào bụng

- Hai tay đan vào nhau và ôm lấy hai đầu gối kéo gần về bụng

- Giữ nguyên tư thế đến khi  nào mỏi thì nghỉ. Thực hiện bài tập  này khoảng 10 – 15 lần

Bài tập 3:

- Người bệnh nằm ngửa trên giường, tay chân thả lỏng

- Gập gối hai chân, bàn chân vẫn chống lên giường, nâng mông lên cao khỏi mặt giường

- Giữ nguyên tư thế trong vòng  10 giây rồi thả lỏng. Thực hiện bài tập 10 - 15 lần

- Mục đích: để tất cả nhóm cơ phía trước vùng bụng được khỏe lên

Bài tập 4:

- Người bệnh nằm ngửa trên giường

- Gập gối hai chân và hông, bàn chân chống lên giường, lưng ấn xuống giường

- Giữ nguyên tư thế khoảng 10s rồi từ từ thả lỏng. Lặp lại bài tập từ 10 – 15 lần

Bài tập 5:

- Bệnh nhân nằm ngửa người trên giường

- Gập gối hai chân và hông, bàn chân vẫn chống lên giường, hai khuỷu tay chống xuống nệm, ưỡn cổ và ngực ra phía sau.

- Giữ nguyên tư thế cho đến khi mỏi thì thả lỏng, tập lại bài tập từ 10 – 15 lần

Bài tập 6:

Đây là bài tập quan trọng nhất trong 10 bài tập thoát vị đĩa đệm, cách thực hiện như sau:

- Người bệnh nằm ngửa trên giường, hai tay thả lỏng

- Gập hai gối, hai chân đạp theo hình vòng tròn nhẹ nhàng trên không như đạp xe đạp

- Thực hiện đến khi mỏi thì dừng lại. Lặp lại bài tập từ 10 – 15 lần

Mục đích giúp tập nhóm cơ sau cột sống ngực, cột sống cổ, và cột sống thắt lưng nhằm giúp cho trục của nhóm cơ sau cột sống lưng chắc khỏe hơn.

Bài tập 7:

- Người bệnh chống hai tay và qùy gối xuống giường để tạo thành 4 điểm

- Cong lưng hết cỡ và gồng mình giữ trong khoảng 10s thì từ từ hạ lưng xuống

- Lặp lại khoảng 10 – 15 lần bài tập này

Bài tập 8:

- Nằm ngửa trên mặt sàn cứng giường, chân tay thả lỏng

- Gập đầu gối, hông, hai tay đặt lên đầu gối, đẩy 2 chân sát bụng và 2 tay đẩy xuống để gồng cơ bụng

- Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 10s rồi thả lỏng. Thực hiện động tác này 10 – 15 lần

Tác dụng: Tăng cường độ dẻo dai của tất cả các cơ đằng sau cột sống gồm cơ cột sống ngực, cột sống cổ, cột sống vùng thắt lưng.

Bài tập 9:

- Chống hai tay xuống giường và quỳ gối tạo thành 4 điểm

- Mông từ từ hạ xuống cho đến khi ngồi trên hai gót chân thì cố gắng bò thẳng về phía trước

- Thực hiện khi nào mỏi thì thả lỏng. Lặp lại 10 – 15 lần

Mục đích: Giúp kéo giãn các cơ bị co thắt

Bài tập 10:

- Bước đầu thực hiện tương tự như bài tập thứ 9, sau đó tay phải giơ thẳng về phía trước, chân trái duỗi ra phía sau

- Giữ nguyên tư thế khi mỏi thì đổi bên. Tập lại bài tập 10 – 15 lần

10 bài tập thoát vị đĩa đệm trên có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh rất hiệu quả, vì vậy bạn hãy kiên trì thực hiện mỗi ngày vào buổi sáng và tối để giúp cột sống khỏe mạnh và đĩa đệm được phục hồi tốt hơn.

 

Gửi bình luận

Câu hỏi thường gặp

Trả lời:

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể “quan hệ” được tùy thuộc vào mức độ bệnh, thể trạng của chính bệnh nhân. Đối với bệnh nhân bị thoát vị một phần thì hoàn toàn quan hệ được nhưng với mức độ nhẹ nhàng, tránh cường độ quá mạnh sẽ khiến cho bao xơ ở đĩa đệm rách ra nhiều hơn làm chèn ép rễ dây thần kinh, ống sống gây đau nhức hơn. Đối với bệnh nhân thoát vị hoàn toàn, nặng thì cũng có thể quan hệ tình dục được nhưng cũng cần chú ý tư thế quan hệ không quá khó, cường độ bình thường. Nếu có dấu hiệu đau nhức nhiều khi đang “quan hệ” thì cần dừng ngay lại, nằm nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm cơn đau nhức.

Trả lời:

Tập thể dục là một phương pháp tốt cho sức khỏe, giúp khí huyết lưu thông, tâm trạng vui vẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì,… Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập thể dục thường xuyên. Đây là cách hiệu quả giúp các cơ thắt lưng, cổ trở nên dẻo dai, khỏe hơn, chống đỡ được trọng lượng cơ thể, giảm bớt áp lực không cần thiết đè nén lên cột sống. Tuy nhiên, với người bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng, người mắc bệnh xương khớp nói chung khi tập thể dục cần lựa chọn bài tập cho thích hợp. Cần tránh sử dụng bài tập dụng cụ, ưa sức mạnh sẽ dễ bị chấn thương khi tập, tăng áp lực cột sống khiến bệnh thêm nặng. Vì thế, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, tập yoga,… là tốt nhất.

Trả lời:

Phương pháp phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được áp dụng khi bệnh nhân có dấu hiệu khối thoát vị chèn ép tủy sống, rễ dây thần kinh gây hạn chế vận động, thậm chí ngồi nghỉ ngơi cũng đau nhức, có nguy cơ liệt cột sống. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng các phương pháp kỹ thuật như: mổ nội soi, mổ hở, mổ laser,… Tuy nhiên, dù là phương pháp nào đi nữa cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: chảy máu tại vị trí mổ, nhiễm trùng vết thương, rò rỉ dịch não tủy do rách màng cứng sau mổ. Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể tái phát lại ngay tại vị trí đã phẫu thuật chỉ sau một thời gian.

Trả lời: <p>An Cốt Nam là bài thuốc gia truyền lâu đời, không ngừng hoàn thiện và được đội ngũ cố vấn cao cấp bám chắc &nbsp;Y Lý Y Học Cổ Truyền. Bài thuốc càng ngày càng thể được hiệu quả điều trị rõ rệt cho bệnh nhân xương khớp trong đó đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm. An Cốt Nam được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên,&nbsp;có tác dụng bồi bổ can thận gân xương, trừ phong thấp, hoạt huyết và tăng cường lưu thông máu để giúp đào thải độc tố do quá trình viêm sưng, thoái hóa, đồng thời bồi bổ nhằm phục hồi lại vùng bị thoái hóa, tái tạo lại nhân nhầy và bao xơ đĩa đệm. Bài thuốc có công dụng chữa các bệnh cột sống phổ biến hiện nay như bệnh thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… rất hiệu quả và an toàn. Đây là bài thuốc Đông y lành tính, hiện đang là bài thuốc tiên phong trong việc chữa trị các bệnh cột sống thành công với trên 5000 bệnh nhân. Đã có bệnh nhân giảm hẳn triệu chứng bệnh đến 80% chỉ trong 1 liệu trình điều trị. Thậm chí có bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khỏi hoàn toàn bệnh chỉ sau 1-2 liệu trình đến nay đã 3 năm chưa có dấu hiệu tái phát trở lại. Tuy nhiên, phụ thuộc vào mức độ bệnh, cơ địa hợp thuốc của mỗi bệnh nhân sẽ có tác dụng điều trị khác nhau. Có bệnh nhân điều trị trong 6-7 liệu trình giảm 70% triệu chứng bệnh nhưng với bệnh nhân đó là kết quả cao so với những phương pháp điều trị trước đó. Bởi vậy, để có phác đồ điều trị chính xác, hiệu quả cho từng bệnh nhân, bệnh nhân nên tới trực tiếp nhà thuốc hoặc gửi kết quả chẩn đoán bệnh qua đường bưu điện tới nhà thuốc, các lương y sẽ thăm khám, tư vấn liệu trình điều trị phù hợp.</p>
Trả lời:

Tập thể hình là phương pháp rèn luyện sức khỏe nhằm tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, thể lực. Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm phần đĩa đệm giữa 2 đốt sống bị chệch ra khỏi vị trí tự nhiên gây chèn ép các ống sống, rễ thần kinh. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể tập thể hình được nhưng cần có sự hướng dẫn của các huấn luyện viên nhằm ngăn ngừa tình trạng sử dụng các bài tập không phù hợp, tạo sức ép lên cột sống, gây tổn thương vùng xương sống, vị trí bị thoát vị.

Trả lời:

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu như bạn áp dụng đúng phương pháp, biết cách thay đổi lối sống sinh làm việc, học tập và nghỉ ngơi, tập luyện kết hợp với việc sử dụng đúng thuốc. Ngoài ra, việc phát hiện bệnh sớm, kịp thời cũng là lợi thế giúp điều trị bệnh thoát vị nhanh hơn, đạt kết quả cao hơn. Hiện nay, để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm khỏi hẳn, giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên đa số bệnh nhân sử dụng bài thuốc An Cốt Nam. Đây là bài thuốc Đông y gia truyền được bào chế từ các vị thuốc có nguồn gốc tự nhiên có ở Việt Nam. Với liệu pháp trong uống ngoài đắp kết hợp vật lý trị liệu như xoa bóp, châm cứu và kéo giãn cột sống bằng máy, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học đã giúp hơn 5000 bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao. Có rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn chỉ sau 1-2 liệu trình. Hiệu quả điều trị được ghi lại đầy đủ bằng những Audio và Video minh chứng.

Hội đồng cố vấn