Những thông tin cần biết về kỹ thuật “Nhất châm tất đắc” của Tâm Minh Đường

20/03/2020 181 Lượt xem

Lần đầu tiên tại Việt Nam, kỹ thuật “Nhất châm tất đắc” được phát triển và ứng dụng thành công. Khác với bộ môn châm cứu có từ thời thượng cổ, phương pháp này đem đến hiệu quả ngoài sức tưởng tượng, giúp lấy lại khả năng vận động chỉ bằng một mũi châm duy nhất.

Nguồn gốc của kỹ thuật “Nhất châm tất đắc”

Châm cứu là một liệu pháp điều trị bệnh quen thuộc của YHCT Phương Đông. Tôn chỉ của châm cứu là lập lại cân bằng âm dương trong cơ thể, loại trừ trạng thái bệnh lý.

Trung Quốc là cái nôi phát triển châm cứu, sau đó là Nhật Bản, Việt Nam và các nước phương Tây. Mỗi quốc gia lại có quan điểm và cách ứng dụng khác nhau, nhưng về cơ bản đều dựa trên vị trí huyệt đạo cùng hệ thống kinh mạch của cơ thể.

Mặc dù có lịch sử phát triển và hoàn thiện hàng ngàn năm nay song châm cứu vẫn chưa được đánh giá cao trong việc điều trị bệnh. Tác dụng của châm cứu thường đến từ từ và phải trải qua liệu trình khá dài, cũng chưa áp dụng được với những trường hợp nặng. Chính vì thế, hiệu quả “thần kỳ” mà kỹ thuật “Nhất châm tất đắc” mang lại thực sự khiến nhiều người bán tín bán nghi, thậm chí những chuyên gia trong ngành cũng bất ngờ.

Lý giải về nguồn gốc của kỹ thuật này, Phạm Thị Hậu cho biết: “Nếu như quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy những mặt hạn chế trong việc ứng dụng thuật châm cứu vào điều trị bệnh. Việc lạm dụng các huyệt đạo và châm nhiều kim cùng 1 lúc trên một vùng cơ thể giống như “cấy mạ” không chỉ khiến bệnh nhân “sợ kim” mà còn làm phân tán hiệu quả, lãng phí kim châm.”

Ths.Bs Phạm Thị Hậu

Trên thực tế, việc tối giản việc sử dụng kim châm đã được một số thầy thuốc Trung Hoa để tâm và ứng dụng, phát triển thành kỹ thuật “Nhất châm nhất đắc” – nghĩa là châm huyệt nào thì phát huy tác dụng ngay tại huyệt đó. Thế nhưng “Nhất châm nhất đắc” vẫn sử dụng vài huyệt trong một lần châm, hiệu quả cũng chưa thực sự vượt trội.

Khắc chế những nhược điểm, đồng thời phát huy lợi thế, học hỏi kỹ thuật châm cứu Trung Hoa, bác sĩ Phạm Thị Hậu đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và phát triển thành công tuyệt kỹ “Nhất châm tất đắc” – tức châm 1 huyệt duy nhất, hiệu quả đạt toàn diện. Cùng với cô Hậu, các chuyên gia, bác sĩ của Tâm Minh Đường cũng đóng góp những ý kiến để hoàn thiện phương pháp chữa bệnh này.

Tuy nhiên có một nhược điểm là “Nhất châm tất đắc” rất khó thực hiện, nay chỉ có một số bác sĩ, kỹ thuật viên của Tâm Minh Đường là nắm bắt được. Trong đó, Thạc sĩ – Bác sĩ Hoàng Văn Hiếu (học trò và cũng là người kế thừa phác đồ của cô Hậu) là người được đánh giá là có khả năng cảm thụ cùng tay nghề châm cứu tốt nhất.

Cơ chế và sự khác biệt của kỹ thuật “Nhất châm tất đắc”

Cơ thể người có 14 đường kinh chính, mỗi đường kinh có 1 huyệt đặc hiệu cho bệnh lý của toàn đường kinh. “Nhất châm” chính là sử dụng huyệt đặc hiệu trên đường kinh đó để điều trị.  Những huyệt này đều là huyệt kinh điển, học dễ nhưng làm khó, cái khó nằm ở kỹ thuật và phải được rèn luyện một thời gian khá dài và phải có kiến thức giải phẫu rất chắc. Bởi vì có những huyệt nông sâu khác nhau liên quan đến thần kinh, mạch máu, nội tạng bên trong, nguy cơ tổn thương cao và di chứng để lại rất nặng nề nếu thực hiện sai.

Chính vì chỉ sử dụng “đơn châm” duy nhất nên việc sử dụng “châm cảm” – tức cảm nhận của mỗi bác sĩ để đạt được hiệu quả tối đa là điều không phải dễ dàng. Những cảm nhận và những động tác này rất khó miêu tả cũng như lượng giá một cách cụ thể. Vì vậy cho dù những người có trình độ quan sát chi tiết cũng không thể học hay bắt chước được.

Bên cạnh đó, một điểm đặc biệt của “Nhất kim tất đắc” đó là kỹ thuật vê kim khi châm. Kỹ thuật này tạo ra sự kích thích vào các huyệt vị, từ đó điều chỉnh sự rối loạn bệnh lý. Ngày nay, người ta thường dùng điện châm để thay thế, dùng chế độ ngắt nhiệt tự động vì thế hiệu quả giảm đi khá nhiều. Phương pháp “đơn châm” bắt buộc người thực hiện phải vê kim theo “châm cảm”, vận dụng kinh nghiệm sao cho kim có cảm giác bị hút chặt xuống, làm thay đổi vận mạch, tác động lên lên thần kinh cảm giác sâu.

“Nhất châm tất đắc” hiệu quả như thế nào?

Nếu như kỹ thuật châm cứu bình thường chỉ dừng lại ở việc giảm đau, giãn cơ cho các trường hợp nhẹ thì “Nhất châm tất đắc” đem lại những hiệu quả vượt trội, thậm chí có thể gọi là “thần kì”. Thống kê các trường hợp đã điều trị bằng kỹ thuật này cho thấy, bệnh nhân lấy lại khả năng vận động hoặc cải thiện triệu chứng ngay sau khi rút kim, cụ thể:

1. Đau cứng cổ cấp do thoái hóa, thoát vị cổ, hội chứng cổ vai gáy: Hết đau ngay lập tức, hết cứng cổ, bệnh nhân xoay cổ trái phải, trên dưới dễ dàng.

2. Hội chứng thắt lưng hông do thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, đau lưng cấp do các nguyên nhân khác: Bệnh nhân giảm ngay đau buốt, cúi – vươn – nghiêng người nhẹ nhàng sau chuỗi ngày khốn khổ. Trường hợp mất cảm giác chi, teo cơ, liệt có thể cảm nhận được nóng lạnh, tự nhấc chân và bước những bước đầu tiên.

3. Viêm quanh khớp vai: Bệnh nhân giơ tay lên cao, vòng ra đằng sau ngay sau khi rút kim.

4.  Thoái hóa khớp gối: Đứng lên ngồi xuống dễ dàng, leo cầu thang không còn khó khăn. 

5. Đau khớp khuỷu tay: Cảm giác đau rát phần trong hoặc ngoài khủy tay biến mất, bệnh nhân cầm nhắm được trở lại và không thấy đau khi thực hiện các hoạt động liên quan đến cánh tay, cẳng tay.

6. Viêm điểm bám gân dạng dài ngón cái: Tay chân bị viêm không còn đau khi vận động, cục u ở gân xẹp hẳn sau 1 lần châm.

7. Ngón tay lò xo: Rút kim ra bệnh nhân tự bật ngón tay ra, tự co duỗi ngón tay mà không cần người khác tác động.

8. Các hội chứng/bệnh do thần kinh sọ não không do tổn thương thực thể ( liệt 7 ngoại vi, viêm đau dây 5, điếc, giảm khứu giác, thị giác đột ngột, hội chứng tiền đình, co rút gốc lưỡi (dây thiệt hầu) mất tiếng): Bệnh nhân có phản ứng cơ mặt, dây thần kinh, nghe rõ, nói rõ… ngay sau khi châm.

9. Viêm tắc tia sữa: Hết căng bầu ngực, thông tia sữa không đau đớn.

10. Tổn thương sau tai biến, : Cải thiện khả năng đi lại rõ ràng, hiện tượng ăn hay sặc, khó nuốt, chảy dãi khi ăn biến mất, bệnh nhân ý thức được việc đại tiểu tiện…

11. Một số bệnh lý khác: Viêm đau dạ dày, hội chứng bàng quang kích thích (tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu sót…) hội chứng đại tràng kích thích, khó thở, đau đầu…

Mời các bạn tham khảo một số video bệnh nhân tới thực hiện kỹ thuật Nhất Châm Tất Đắc tại nhà thuốc Tâm Minh Đường:

Nhìn chung, “Nhất châm tất đắc” đem lại sự thay đổi thần tốc ngay cả với những trường hợp bệnh nặng, y học hiện đại chưa có phác đồ điều trị hiệu quả. Sau khi các triệu chứng và khả năng vận động được phục hồi, bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình chữa trị cụ thể để đạt hiệu quả tối đa.

 Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường:

Số 138, Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0971.303.836

Gửi bình luận

Câu hỏi thường gặp

Trả lời:

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể “quan hệ” được tùy thuộc vào mức độ bệnh, thể trạng của chính bệnh nhân. Đối với bệnh nhân bị thoát vị một phần thì hoàn toàn quan hệ được nhưng với mức độ nhẹ nhàng, tránh cường độ quá mạnh sẽ khiến cho bao xơ ở đĩa đệm rách ra nhiều hơn làm chèn ép rễ dây thần kinh, ống sống gây đau nhức hơn. Đối với bệnh nhân thoát vị hoàn toàn, nặng thì cũng có thể quan hệ tình dục được nhưng cũng cần chú ý tư thế quan hệ không quá khó, cường độ bình thường. Nếu có dấu hiệu đau nhức nhiều khi đang “quan hệ” thì cần dừng ngay lại, nằm nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm cơn đau nhức.

Trả lời:

Tập thể dục là một phương pháp tốt cho sức khỏe, giúp khí huyết lưu thông, tâm trạng vui vẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì,… Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập thể dục thường xuyên. Đây là cách hiệu quả giúp các cơ thắt lưng, cổ trở nên dẻo dai, khỏe hơn, chống đỡ được trọng lượng cơ thể, giảm bớt áp lực không cần thiết đè nén lên cột sống. Tuy nhiên, với người bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng, người mắc bệnh xương khớp nói chung khi tập thể dục cần lựa chọn bài tập cho thích hợp. Cần tránh sử dụng bài tập dụng cụ, ưa sức mạnh sẽ dễ bị chấn thương khi tập, tăng áp lực cột sống khiến bệnh thêm nặng. Vì thế, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, tập yoga,… là tốt nhất.

Trả lời:

Phương pháp phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được áp dụng khi bệnh nhân có dấu hiệu khối thoát vị chèn ép tủy sống, rễ dây thần kinh gây hạn chế vận động, thậm chí ngồi nghỉ ngơi cũng đau nhức, có nguy cơ liệt cột sống. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng các phương pháp kỹ thuật như: mổ nội soi, mổ hở, mổ laser,… Tuy nhiên, dù là phương pháp nào đi nữa cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: chảy máu tại vị trí mổ, nhiễm trùng vết thương, rò rỉ dịch não tủy do rách màng cứng sau mổ. Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể tái phát lại ngay tại vị trí đã phẫu thuật chỉ sau một thời gian.

Trả lời: <p>An Cốt Nam là bài thuốc gia truyền lâu đời, không ngừng hoàn thiện và được đội ngũ cố vấn cao cấp bám chắc &nbsp;Y Lý Y Học Cổ Truyền. Bài thuốc càng ngày càng thể được hiệu quả điều trị rõ rệt cho bệnh nhân xương khớp trong đó đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm. An Cốt Nam được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên,&nbsp;có tác dụng bồi bổ can thận gân xương, trừ phong thấp, hoạt huyết và tăng cường lưu thông máu để giúp đào thải độc tố do quá trình viêm sưng, thoái hóa, đồng thời bồi bổ nhằm phục hồi lại vùng bị thoái hóa, tái tạo lại nhân nhầy và bao xơ đĩa đệm. Bài thuốc có công dụng chữa các bệnh cột sống phổ biến hiện nay như bệnh thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống… rất hiệu quả và an toàn. Đây là bài thuốc Đông y lành tính, hiện đang là bài thuốc tiên phong trong việc chữa trị các bệnh cột sống thành công với trên 5000 bệnh nhân. Đã có bệnh nhân giảm hẳn triệu chứng bệnh đến 80% chỉ trong 1 liệu trình điều trị. Thậm chí có bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khỏi hoàn toàn bệnh chỉ sau 1-2 liệu trình đến nay đã 3 năm chưa có dấu hiệu tái phát trở lại. Tuy nhiên, phụ thuộc vào mức độ bệnh, cơ địa hợp thuốc của mỗi bệnh nhân sẽ có tác dụng điều trị khác nhau. Có bệnh nhân điều trị trong 6-7 liệu trình giảm 70% triệu chứng bệnh nhưng với bệnh nhân đó là kết quả cao so với những phương pháp điều trị trước đó. Bởi vậy, để có phác đồ điều trị chính xác, hiệu quả cho từng bệnh nhân, bệnh nhân nên tới trực tiếp nhà thuốc hoặc gửi kết quả chẩn đoán bệnh qua đường bưu điện tới nhà thuốc, các lương y sẽ thăm khám, tư vấn liệu trình điều trị phù hợp.</p>
Trả lời:

Tập thể hình là phương pháp rèn luyện sức khỏe nhằm tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, thể lực. Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm phần đĩa đệm giữa 2 đốt sống bị chệch ra khỏi vị trí tự nhiên gây chèn ép các ống sống, rễ thần kinh. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể tập thể hình được nhưng cần có sự hướng dẫn của các huấn luyện viên nhằm ngăn ngừa tình trạng sử dụng các bài tập không phù hợp, tạo sức ép lên cột sống, gây tổn thương vùng xương sống, vị trí bị thoát vị.

Trả lời:

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu như bạn áp dụng đúng phương pháp, biết cách thay đổi lối sống sinh làm việc, học tập và nghỉ ngơi, tập luyện kết hợp với việc sử dụng đúng thuốc. Ngoài ra, việc phát hiện bệnh sớm, kịp thời cũng là lợi thế giúp điều trị bệnh thoát vị nhanh hơn, đạt kết quả cao hơn. Hiện nay, để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm khỏi hẳn, giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên đa số bệnh nhân sử dụng bài thuốc An Cốt Nam. Đây là bài thuốc Đông y gia truyền được bào chế từ các vị thuốc có nguồn gốc tự nhiên có ở Việt Nam. Với liệu pháp trong uống ngoài đắp kết hợp vật lý trị liệu như xoa bóp, châm cứu và kéo giãn cột sống bằng máy, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học đã giúp hơn 5000 bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao. Có rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn chỉ sau 1-2 liệu trình. Hiệu quả điều trị được ghi lại đầy đủ bằng những Audio và Video minh chứng.

Hội đồng cố vấn