Tổng hợp 35 bài thuốc Nam chữa thoái hóa cột sống ngay trong vườn nhà (Phần 1)
Bài thuốc Nam chữa thoái hóa cột sống luôn là lựa chọn ưu tiên của người bệnh. Đơn giản vì chúng khá an toàn, lành tính, không có tác dụng phụ như thuốc Tây. Hơn thế nguồn nguyên liệu dễ tìm kiếm cũng là ưu điểm lớn của phương pháp này. Cùng chuyên mục tìm hiểu về những cây thuốc trị thoái hóa đơn giản mà hiệu quả trong phần 1 này nhé.
1.Dùng đậu đỏ chữa thoái hóa cột sống
Đậu đỏ có lẽ là loại ngũ cốc quen thuộc với chúng ta. Mọi người thường dùng đậu đỏ để nấu cùng nhiều nguyên liệu tạo thành bài thuốc hiệu nghiệm. Trong đó không thể không kể đến tác dụng trị bệnh thoái hóa cột sống rất tốt của loại hạt này.
Bài thuốc Nam chữa thoái hóa cột sống
Nguyên liệu: 30 gram đậu đỏ, 12gram xơ mướp, 10gram hành ta.
Thực hiện: Cho toàn bộ hỗn hợp vào rửa sạch, đổ vào ấm sắc, thêm 5 bát nước và đun sôi nhỏ lửa đến khi cạn còn khoảng 3 bát thì dừng lại.
Người bệnh chia làm 2 lần uống trong ngày. Kiên trì áp dụng khoảng 1 tháng sẽ nhận được kết quả bất ngờ nhé.
2.Trà xanh trị thoái hóa hiệu quả
Với những người bị thoái hóa cột sống việc thường xuyên dùng trà xanh giúp thanh lọc cơ thể, kháng viêm, giảm đau, làm giảm tình trạng khó chịu tại cột sống, tăng cường vận động tránh cứng khớp.
Người bệnh chỉ cần thường xuyên uống nước trà xanh hàng ngày sau các bữa ăn để cơn đau được giảm thiểu đồng thời hỗ trợ phục hồi xương khớp hiệu quả.
3.Thoái hóa cột sống cũng phải chào thua trước ngải cứu
Theo Đông y ngải cứu có mùi thơm nồng, vị hơi đắng, phần lá và ngọn được dùng chế biến thức ăn hoặc có thể sao khô, để tươi chữa bệnh.
Ngải cứu - Vị thuốc chữa thoái hóa cột sống hiệu quả
Cây ngải có tác dụng tốt trong một số bệnh thông thường như điều kinh, an thai, ôn khí huyết, chữa đau thần kinh tọa, hoa mắt, các bệnh xương khớp đặc biệt là bệnh thoái hóa cột sống.
Nó được biết đến là nguyên liệu chữa bệnh an toàn không hề có tác dụng phụ. Vì vậy, bệnh nhân có thể yên tâm chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu tại nhà.
2 cách chữa thoái hóa cột sống bằng ngải cứu sau sẽ giúp bạn sớm nói tạm biệt với căn bệnh thoái hóa cột sống.
Cách 1: Uống nước ngải cứu và mật ong
Nguyên liệu: Ngải cứu tươi, mật ong rừng nguyên chất
Cách làm:
- Ngải cứu rửa sạch 300g, giã nát, thêm vào khoảng 2 muỗng mật ong.
- Vắt lấy nước uống hàng ngày, mỗi ngày nên uống hai lần sáng chiều.
- Hoặc lấy 300g ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong vắt lấy nước uống mỗi trưa, chiều.
Bạn nên uống hỗn hợp nước này liên tục trong 1-2 tuần để có kết quả quả như mong muốn.
Cách 2: Ngải cứu kết hợp dấm nuôi, muối hạt
Cách làm: Ngải cứu tươi sau khi rửa sạch, vẩy cho khô nước rồi giã nát. Dấm nuôi đun lên thật nóng.
Sau đó dùng mảnh vải thưa bọc bã ngải cứu đã giã nát trộn cùng muối hột và dấm đun đem chườm vào vùng bị đau. Sau khi nguội thì buộc cố định lại khoảng 1 tiếng. Nên thực hiện cách làm này hàng ngày sẽ cho hiệu quả rất tốt.
Cùng với đó người bệnh nên kết hợp ăn các món ăn từ ngải cứu từ 2 – 3 lần/tuần để nâng cao hiệu quả giảm đau.
4.Cây nhàu chữa thoái hóa
Cây nhàu hay còn gọi là cây ngao, mọc nhiều ở miền Nam còn ở phía Bắc thì rất hiếm gặp. Quả nhàu có công dụng rất tốt trong việc tăng cường sức đề kháng, chống viêm, giảm đau, giúp giảm thiểu đau nhức do thoái hóa hiệu quả.
Để trị đau lưng bằng quả nhàu, người bệnh áp dụng như sau:
- Phơi khô quả nhàu, ngâm với rượu trắng khoảng 1 tháng.
- Mỗi ngày uống 1 ly, thực hiện khoảng 20 – 30 ngày sẽ thấy tác dụng bất ngờ.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể lấy rễ cây nhàu, thái mỏng, phơi khô và sắc lấy nước uống hàng ngày. Chúng không chỉ giúp đau nhức giảm dần mà còn an thần, hạ huyết áp rất tốt.
5.Ớt đặc trị thoái hóa cột sống không phải ai cũng biết
Trong quả ớt có chứa một loại chất có tên là capsicain, có khả năng chỉ đạo não tiết ra chất endorphin gây tê và giảm đau nhức do thoái hóa gây ra.
Ớt chữa thoái hóa cột sống không phải ai cũng biết
Cách 1: Dùng 10 - 15 quả ớt chín, 3 lá đu đủ, 80g rễ cây ớt chỉ thiên, đem giã nhỏ, ngâm rượu theo tỷ lệ 1/2, dùng để xoa bóp thắt lưng mỗi lần xuất hiện cơn đau.
Cách 2: Lấy 50g lá ớt cay, rửa sạch, giã nát, rang nóng với chút rượu, bọc trong túi vải đắp vào chỗ đau. Lưu ý chờ thuốc ở nhiệt độ thích hợp mới đắp tránh bị bỏng. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần. Thuốc nguội thì mang đi rang lại.
Nếu bạn kiên trì áp dụng khoảng 2 tuần sẽ thấy đau nhức bay biến nhanh chóng nhé.
6.Sử dụng cây cỏ xước
Cỏ xước là loại cây thuộc họ nhà cỏ, mọc tự nhiên hoặc được trồng nhiều ở các quốc gia Đông nam á hoặc Châu á. Tại nước ta cỏ xước không chỉ được dùng như một loại rau ẩm thực còn là một vị thuốc điều trị thoái hóa cột sống rất hiệu quả.
Nguyên liệu: 300g cỏ xước phơi khô, 100g cỏ xước tươi cho một lần sử dụng.
Cách dùng:
- Cỏ xước đã phơi khô đem vào sắc với 500ml nước. Khi nào ước chừng nước vơi đi gần một nửa còn khoảng gần 300ml thì bỏ ra uống.
- Ngày uống từ 1-2 lần tùy theo thời gian của mỗi bệnh nhân.
Còn đối với cỏ xước tươi, người bệnh cho vào cối giã nhuyễn có thể kết hợp thêm một lượng nhỏ lá lốt và ngải cứu để giã nhuyễn cùng, lấy nước hỗn hợp đã giã thoa đều lên vùng lưng bị đau, sau đó lấy bã đắp trực tiếp lên vị trí đau. Để khoảng 30 phút rồi bỏ đi, thực hiện đồng thời với bài thuốc uống.
7.Dùng lá dền gai – Cây thuốc ngay trong vườn nhà
Rau dền gai có tên khoa học là Amaranthaceae, có mặt phổ biến ở các tỉnh trên cả nước. Đây là loại rau dễ sống, dễ trồng, chúng cũng có thể mọc hoang dại vào quanh năm. Sở dĩ được gọi tên là dền gai vì trên thân của nó có những đốt gai nhỏ. Đặc điểm này để phân biệt với rau dền cơm, dền xanh.
Theo nghiên cứu Y học cổ truyền, rau dền gai có tính ngọt nhạt, hơi lạnh. Lượng canxi và chất khoáng dồi dào trong rau dền gai cũng giúp cho xương khớp dẻo dai, ngăn ngừa lão hóa xương. Bởi thế, chúng ta có thể sử dụng cây rau dền gai chữa thoái hóa cột sống.
Chữa thoái hóa cột sống bằng dền gai thực hiện đơn giản như sau:
Đặc trị thoái hóa nhờ dền gai
Nguyên liệu: 50 gram cây dền gai
Thực hiện:
- Rửa sạch dền gai, thái nhỏ rồi phơi khô.
- Mỗi ngày bốc khoảng 3 – 5 gram dền gai sắc với nước uống thay nước lọc.
- Bạn nên sử dụng bài thuốc này từ 15 – 30 ngày để nhận được kết quả chữa thoái hóa cột sống tốt nhất.
8.Lá lốt chữa thoái hóa
Lá lốt là loại cây thân thảo đa niên đồng thời cũng là bài thuốc Nam đặc trị thoái hóa cột sống tốt nhất từ thời cha ông ta đã sử dụng.
Nguyên liệu:
- Lá lốt
- Cây xấu hổ
- Lá đinh lăng
- Nước
Thực hiện:
- Cho toàn bộ dược liệu rửa sạch, cho vào ấm và đổ 5 bát nước rồi đun sôi nhỏ lửa đến kho cạn còn 3 bát.
- Dùng để uống sau các bữa ăn. Thực hiện liên tục khoảng 15 ngày sẽ thấy đau nhức giảm dần rồi biến mất.
Thịt bò xào lá lốt
Một cách khác để dùng lá lốt chữa bệnh là xào lá lốt với thịt bò để ăn vào các bữa ăn hàng ngày.
9.Cây trinh nữ dùng để chữa thoái hóa
Trinh nữ hay còn gọi là cây xấu hổ là một vị thuốc quen thuộc trong hệ thống bài thuốc dân gian dùng để đặc trị thoái hóa cột sống.
Để trị thoái hóa bằng cây trinh nữ rất đơn giản. Người bệnh chỉ cần lấy rễ cây rửa sạch, phơi khô rồi sắc với nước uống hàng ngày là dùng được.
10. Dùng nhánh xương rồng trị đau nhức thoái hóa
Nghiên cứu y khoa chứng minh xương rồng chứa nhiều hoạt chất tốt như friedelan-3a-ol, taraxerol, tartric, acid citric, euphorbol,…
Còn theo Y học cổ truyền quan niệm xương rồng có tình hàn, vị đắng, giúp thanh nhiệt giải độc, hóa ứ trệ, hoạt huyết tốt,… Nhờ vậy, xương rồng được đánh giá cao trong việc chữa trị các bệnh xương khớp, nhất là thoái hóa cột sống.
Xương rồng - Vị thuốc chữa thoái hóa cực hiệu quả
Nguyên liệu: 3 nhánh xương rồng, muối trắng.
Thực hiện:
- Dùng kéo cắt bỏ toàn bộ gai trên lá xương rồng, rửa sạch rồi ngâm với nước muối để loại bỏ nhựa.
- Sau khoảng 15 phút thì vớt ra để khô và đặt lên bếp than, nướng đều 2 mặt khoảng 5 phút.
- Cho xương rồng đã nướng vào một miếng khăn sạch, đặt lên vùng bị đau từ 15 – 30 phút để dược chất thẩm thấu vào sâu bên trong cơ thể.
Áp dụng bài thuốc từ cây xương rồng chữa bệnh thoái hóa cột sống này mỗi ngày để giúp máu huyết hết ứ trệ, lưu thông tốt, giúp đi sâu điều trị bệnh từ nguyên nhân thoái hóa cột sống.
11. Dùng gừng
Chữa đau lưng bằng gừng tươi rất hiệu quả, bởi vì trong gừng mang nhiều chất có tính trị liệu tốt chẳng hạn như điều hòa lưu thông huyết, gia tăng hưng phấn hoạt động về hệ xương và thần kinh, đồng thời làm giảm bớt cơn đau nhanh chóng.
Cách 1: Ngâm thành rượu gừng trị đau lưng
Nguyên liệu: Củ gừng tươi 1kg, rượu gạo (2l)
Cách làm:
- Gừng rửa sạch đập nát cho vào lọ ngâm với rượu, đậy nắp kín và ngâm 3 ngày. Sau đó mang ra xoa vào các khu vực bị đau .
- Muốn dung dịch này có tác dụng hơn, hãy ngâm rượu gừng lâu hơn một chút (4 tuần). Phương pháp chữa trị đau lưng trên cần chăm chỉ xoa bóp rượu gừng mỗi buổi tối mới mang lại hiệu quả cao.
Cách thứ 2: Dùng nước gừng nóng
Chuẩn bị: Củ gừng tươi hoặc khô, dấm nuôi, muối và một mảnh khăn, mật ong nguyên chất.
Cách làm:
- Đun nóng gừng với dấm và muối.
- Tiếp đó sử dụng mảnh khăn thấm hỗn hợp mật ong với gừng nóng chấm lên vùng bị đau.
Cách trị bệnh đau lưng lưng này đồng thời có tác dụng làm thông huyết, cơ bắp thoải mái và giảm bớt hiệu quả.
Cách thứ 3: Đắp lưng bằng gừng tươi
Dùng gừng tươi trị đau nhức rất tốt
Nguyên liệu: Củ gừng tươi 20g, hành củ (15g), bột mỳ (30g) và một băng vải sạch.
Hướng dẫn làm:
- Ðem gừng và hành (rửa sạch) đập nát trộn với bột mì.
- Tiếp đó mang hỗn hợp rang nóng lên, đem hỗn hợp còn nóng đắp lên vùng bị đau, dùng vải băng giữ cố định.
- Mỗi ngày làm 2 lần. Áp dụng như thế trong khoảng 3 - 4 ngày sẽ thấy có tác dụng.
12.Bí ngô – Vị thuốc trị thoái hóa cột sống hiệu quả
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, bí ngô là một trong những thực phẩm có lợi cho người bị bệnh xương khớp.
Một lượng lớn vitamin C chứa trong bí ngô sẽ tham gia vào quá trình sản sinh chất collagen xây dựng xương khớp luôn được chắc khỏe cũng như phòng ngừa loãng xương.
Mặt khác, hàm lượng khoáng chất vi lượng là mangan có trong bí ngô có vai trò duy trì cấu trúc ban đầu của xương và khớp đồng thời tăng cường khả năng hấp thu canxi, giúp phục hồi chức năng của xương bị tổn thương nhanh chóng.
Dùng bí ngô và rễ cây bông
Chuẩn bị: 60gram mỗi loại vỏ bí ngô già, rễ cây bông.
Áp dụng:
- Rửa sạch các dược liệu, thái nhỏ vỏ bí và cho hỗn hợp vào đun sôi nhỏ lửa.
- Chia đều nước chiết xuất thành 3 lần uống sau các bữa ăn hàng ngày.
Bí ngô kết hợp một số vị thảo mộc khác
Nguyên liệu: 60 gram bí ngô, 15 gram hương nhu tía, 30 gram đường.
Thực hiện: Cho toàn bộ nguyên liệu vào đun sôi nhỏ lửa để lấy nước thuốc dùng vào buối sáng và tối.
Chỉ sau một thời gian ngắn khoảng 10 – 15 ngày bạn sẽ nhận được kết quả cơn đau thuyên giảm nhanh chóng, cơ thể khỏe khoắn bất ngờ.
13.Hạt cam – Thứ hạt tưởng như bỏ đi lại có tác dụng hay đến vậy
Có lẽ không ai trong chúng ta biết được hạt cam – thứ hạt bỏ đi này lại có công dụng hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống. Thực chất, trong loại hạt này chứa nhiều chất kháng khuẩn, chống viêm và kích thích hệ thần kinh ngăn chặn các cơn đau rất tốt.
Đừng vội vứt hạt cam khi đọc bài viết này
Người bệnh chỉ cần chuẩn bị khoảng 200 gram hạt cam, rửa sạch, sao vàng rồi nghiền nát thành bột mịn.
Mỗi ngày dùng 10g pha với nước ấm và chia làm 2 bữa để uống sau ăn. Kiên trì áp dụng khoảng 1 tháng cơn đau sẽ thuyên giảm tức thì.
14.Cây lược vàng – Thảo dược lạ mà quen
Cây lược vàng có tính mát, không độc, toàn bộ cây này đều có thể sử dụng, chế biến thành các bài thuốc trị bệnh rất hiệu quả.
Theo những lời truyền miệng trong dân gian cây lược vàng có tác dụng hiệu quả trong việc trị một số bệnh như: dạ dày, đau lưng, viêm họng, đau nhức xương khớp, tim mạch, huyết áp…
Có 2 cách áp dụng cây lược vàng để chữa đau lưng do thoái hóa như sau:
Cách 1: Dùng cây lược vàng làm dầu xoa bóp
- Lá lược vàng đem rửa sạch, để ráo nước.
- Ép lấy dịch nước từ lá chảy ra và cho vào lọ thủy tinh, bảo quản nơi khô ráo.
- Bã lá còn lại phơi khô, giã vụn và ngâm trong dầu oliu, đậy nắp chặt khoảng 1 tháng.
- Sau đó, lấy nước dầu oliu đã ngâm cùng nước cốt trộn đều với nhau và ngâm tiếp 1 tháng.
Như vậy, mỗi khi đau nhức người bệnh có thể lấy dầu lược vàng xoa bóp, cơn đau sẽ nhanh chóng giảm thiểu khiến bạn thấy thoải mái, dễ chịu.
Cách 2: Rượu cây lược vàng
Rượu lược vàng rất tốt cho người bệnh xương khớp
- Lá lược vàng rửa sạch, cắt nhỏ, ngâm với rượu trắng sao cho rượu đầy, ngập qua lá lược vàng. Ngâm trong khoảng 1 tháng để các chất trong loại lá này tiết ra rượu.
- Lấy loại rượu này xoa bóp lên vùng lưng bị đau sẽ rất hiệu quả, cơn đau sẽ dần dần biến mất giúp bạn thoải mái hơn.
Hãy kiên trì thực hiện mỗi ngày để thấy được kết quả.
15.Dùng cây mướp để chữa thoái hóa – Cách hơn 2.000.000 người đã dùng
Mướp là một loại quả được nhiều người biết đến và được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, không những vậy cây mướp còn được nhiều người dùng để điều trị thoái hóa cột sống rất hiệu quả. Dưới đây là bài hướng dẫn về cách chữa thoái hóa cột sống bằng mướp.
Bài thuốc từ dây mướp: Lấy khoảng 2m dây mướp cắt lát mỏng và đem phơi khô. Sau đó cho vào nồi sắc thành thuốc uống. Mỗi ngày uống khoảng 2 hoặc 3 lần, nên uống lúc còn nóng là tốt nhất.
Bài thuốc từ rễ mướp kết hợp với dây mướp: Sử dụng rễ mướp và phần dây già sát rễ, đem đốt trong lửa cho đến khi ngả sang màu vàng sẫm thì mang đi xay nhỏ thành bột để dùng dần. Mỗi ngày sử dụng 2 lần, dùng 6g loại bột này pha với rượu uống trước bữa ăn.
Bài thuốc từ hạt mướp: Sử dụng 60g hạt mướp tươi đã giã nát, đắp vào huyệt mạch môn. Mỗi ngày thực hiện một lần và đều đặn trong 1 tuần sẽ thấy kết quả từ cách chữa này đem lại khi trị bệnh thoái hóa cột sống.
16.Cây chìa vôi – Đặc trị thoái hóa cột sống đơn giản
Cây chìa vôi chữa các bệnh về xương khớp như thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm rất tốt tuy nhiên chú ý không dùng chìa vôi cho phụ nữ mang thai.
Bài thuốc uống
Nguyên liệu: Chìa vôi, lá lốt, cỏ xước, dền gai, tầm gửi và cỏ ngươi.
Thực hiện:
- Hỗn hợp trên dùng phơi khô hoặc sao lên để uống nhiều ngày.
- Mỗi lần uống cho khoảng 20 - 25g hỗn hợp vào nấu chín. Nước sôi để nguội chia làm nhiều lần uống trong ngày. Nước có vị thơm và hơi đắng. Có thể dùng uống thay nước lọc càng tốt. Thuốc không để lại tác dụng phụ nên người bệnh uống càng nhiều càng tốt.
Bài thuốc đắp
Chuẩn bị: Cây chìa vôi tươi
Thực hiện:
Lá chìa vôi xay nhuyễn cho thêm muối tinh. Chú ý rửa lá chìa vôi thật sạch bởi lớp màng bám trên lá chìa vôi khi đắp trực tiếp vào da rất dễ gây dị ứng, mẩn ngứa.
Bài thuốc ngâm rượu
Dùng chìa vôi chữa thoái hóa
Chuẩn bị: Dây chìa vôi 100g, đường 40g, xuyên khung 20g, ngưu tất 80g, cẩu tích 40g.
Áp dụng:
- Rửa sạch toàn bộ nguyên liệu, thái nhỏ rồi ngâm trong 2 lít rượu trắng.
- Ngâm trong thời gian 10 ngày trở lên là dùng được. Mỗi ngày uống từ 2-3 ly rượu nhỏ. Có thể dùng rượu này bóp trực tiếp vào chỗ đau.
Bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên áp dụng cả 3 cách trên để sớm nhận được kết quả tốt nhất.
17.Dùng hạt đu đủ để chữa thoái hóa hiệu quả
Theo quan niệm của Đông y, đu đủ (tên gọi là Mộc Qua) có tính hàn, vị ngọt hơi hắc có công dụng dùng để thanh nhiệt, mát gan, bổ tỳ, tiêu độc và chữa trị các bệnh chai chân, tàn hương ở mặt.
Phần hạt đu đủ chín có giá trị cao trong việc điều trị bệnh thoái hóa cột sống và các bệnh viêm xương khớp khác.
Để chữa thoái hóa cột sống bằng hạt đu đủ đem lại kết cao trước tiên người bệnh cần phải lựa chọn hạt và sơ chế sao cho đúng kỹ thuật.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Chọn lựa quả đu đủ vừa chín tới. Sau đó bổ đôi và lấy hạt bên trong ra. Tùy theo vị trí đau nhức nhiều hay ít để lấy lượng hạt cho phù hợp.
- Cho hạt đu đủ vào rổ, dùng tay xát nhẹ sao cho những lớp màng bọc ngoài bong ra và thu lấy phần hạt.
Cách thực hiện:
- Mang hạt đu đủ đã sơ chế sẵn đem giã nát rồi bọc vào miếng vải cotton mỏng, sạch.
- Đắp vào vị trí đau nhức đã xác định trước trong khoảng 15 phút rồi cho lớp thứ 2 vào đắp.
Lưu ý: Trong quá trình đắp hạt đu đủ, bạn cảm thấy da bị bứt rứt thì mới có tác dụng.
18.Dây đau xương – Vị thuốc QUÝ cho người thoái hóa cột sống
Dây đau xương được xem như là một vị thuốc quý vì có tác dụng hỗ trợ điều trị các loại bệnh về xương khớp nói chung và bệnh đau nhức cột sống do thoái hóa khớp xương gây ra.
Chúng chứa nhiều ancaloit (một thành phần hóa học quan trọn) có tác dụng hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp được sử dụng nhiều trong các loại thuốc Tây giảm đau nhưng lại không gây độc hại như các loại thuốc Tây vì nó hoàn toàn tự nhiên.
Dây đau xương - Thần dược chữa đau lưng
Bài thuốc 1:
Nguyên liệu:
- 350g dây đau xương (dùng cả phần thân, lá và hoa nếu có, bạn có thể gia giảm lượng nguyên liệu)
-1 chiếc ấm (niêu) sắc thuốc
- 650ml nước lọc
- 1 chiếc chảo sao thuốc
Thực hiện:
- Đầu tiên dây đau xương đem rửa cho thật sạch, để ráo nước rồi cắt khúc nhỏ cho dễ sắc và các chất thuốc được khai thác tối đa
- Cho phần dây đau xương đã qua sơ chế vào một chiếc chảo nóng trên bếp và đảo đều tay đến khi lá cứng và vàng là được (không để lửa quá to sẽ bị cháy)
- Tiếp tục chuẩn bị một chiếc ấm, cho toàn bộ dây đau xương đã sao vàng vào rồi đổ số nước lọc đã chuẩn bị vào
- Hạ lửa nhỏ liu riu và sắc đến khi thuốc còn khoảng 1/3 (khoảng 3 chén) thì lấy chia đều uống trong ngày vào sáng, trưa và tối
Nên áp dụng bài thuốc này trong vòng khoảng 25 ngày đến 1 tháng.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 20g dây đau xương
- 20g lá lốt
- 20g lá xấu hổ
Thực hiện:
- Đầu tiên đem các nguyên liệu trên đem ngâm nước rửa thật sạch rồi để cho ráo nước
- Bắc chảo lên bếp sao vàng rồi cho vào khoảng 600ml nước lọc và đun trên lửa nhỏ liu riu cho đến khi thuốc còn khoảng 200ml là được.
- Chia ra uống hết một thang trong ngày và nhớ không để qua ngày hôm sau, bạn phải kiên trì uống đều đặn trong khoảng thời gian dài thì mới mang lại hiệu quả thực sự.
Trên đây là 18 bài thuốc Nam từ những nguyên liệu ngay trong vườn nhà của bạn. Người bệnh nên thực hiện để nhanh chóng đẩy lùi đau đớn, trở về với nhịp sống hàng ngày. Hãy theo dõi tiếp phần 2 để biết được công dụng tuyệt vời của những loại thảo mộc rất gần gũi với ta và cách dùng để trị thoái hóa cột sống tốt nhất nhé.
Câu hỏi thường gặp
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể “quan hệ” được tùy thuộc vào mức độ bệnh, thể trạng của chính bệnh nhân. Đối với bệnh nhân bị thoát vị một phần thì hoàn toàn quan hệ được nhưng với mức độ nhẹ nhàng, tránh cường độ quá mạnh sẽ khiến cho bao xơ ở đĩa đệm rách ra nhiều hơn làm chèn ép rễ dây thần kinh, ống sống gây đau nhức hơn. Đối với bệnh nhân thoát vị hoàn toàn, nặng thì cũng có thể quan hệ tình dục được nhưng cũng cần chú ý tư thế quan hệ không quá khó, cường độ bình thường. Nếu có dấu hiệu đau nhức nhiều khi đang “quan hệ” thì cần dừng ngay lại, nằm nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm cơn đau nhức.
Tập thể dục là một phương pháp tốt cho sức khỏe, giúp khí huyết lưu thông, tâm trạng vui vẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì,… Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập thể dục thường xuyên. Đây là cách hiệu quả giúp các cơ thắt lưng, cổ trở nên dẻo dai, khỏe hơn, chống đỡ được trọng lượng cơ thể, giảm bớt áp lực không cần thiết đè nén lên cột sống. Tuy nhiên, với người bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng, người mắc bệnh xương khớp nói chung khi tập thể dục cần lựa chọn bài tập cho thích hợp. Cần tránh sử dụng bài tập dụng cụ, ưa sức mạnh sẽ dễ bị chấn thương khi tập, tăng áp lực cột sống khiến bệnh thêm nặng. Vì thế, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, tập yoga,… là tốt nhất.
Phương pháp phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được áp dụng khi bệnh nhân có dấu hiệu khối thoát vị chèn ép tủy sống, rễ dây thần kinh gây hạn chế vận động, thậm chí ngồi nghỉ ngơi cũng đau nhức, có nguy cơ liệt cột sống. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng các phương pháp kỹ thuật như: mổ nội soi, mổ hở, mổ laser,… Tuy nhiên, dù là phương pháp nào đi nữa cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: chảy máu tại vị trí mổ, nhiễm trùng vết thương, rò rỉ dịch não tủy do rách màng cứng sau mổ. Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể tái phát lại ngay tại vị trí đã phẫu thuật chỉ sau một thời gian.
Tập thể hình là phương pháp rèn luyện sức khỏe nhằm tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, thể lực. Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm phần đĩa đệm giữa 2 đốt sống bị chệch ra khỏi vị trí tự nhiên gây chèn ép các ống sống, rễ thần kinh. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể tập thể hình được nhưng cần có sự hướng dẫn của các huấn luyện viên nhằm ngăn ngừa tình trạng sử dụng các bài tập không phù hợp, tạo sức ép lên cột sống, gây tổn thương vùng xương sống, vị trí bị thoát vị.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu như bạn áp dụng đúng phương pháp, biết cách thay đổi lối sống sinh làm việc, học tập và nghỉ ngơi, tập luyện kết hợp với việc sử dụng đúng thuốc. Ngoài ra, việc phát hiện bệnh sớm, kịp thời cũng là lợi thế giúp điều trị bệnh thoát vị nhanh hơn, đạt kết quả cao hơn. Hiện nay, để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm khỏi hẳn, giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên đa số bệnh nhân sử dụng bài thuốc An Cốt Nam. Đây là bài thuốc Đông y gia truyền được bào chế từ các vị thuốc có nguồn gốc tự nhiên có ở Việt Nam. Với liệu pháp trong uống ngoài đắp kết hợp vật lý trị liệu như xoa bóp, châm cứu và kéo giãn cột sống bằng máy, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học đã giúp hơn 5000 bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao. Có rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn chỉ sau 1-2 liệu trình. Hiệu quả điều trị được ghi lại đầy đủ bằng những Audio và Video minh chứng.