Tổng hợp các thực phẩm nên ăn với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống
“Muốn khỏe mạnh thì phải tập thể thao” - nhưng ngoài việc luyện tập, để có được cột sống khỏe mạnh, hệ thống xương khớp dẻo dai, chúng ta vẫn cần thêm một chế độ ăn uống khoa học. Ăn uống không chỉ giúp cung cấp năng lượng, dưỡng chất nuôi sống cơ thể mà còn có tác dụng điều trị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống vô cùng hiệu quả. Bởi vậy, những người bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cần chú trọng đến việc ăn uống, có thể xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học theo bí quyết dưới đây.
Những thực phẩm nên ăn cho người thoát vị đĩa đệm
Người bệnh thoát vị đĩa đệm muốn tốt cho quá trình điều trị và tăng cường sức khỏe cơ thể thì nên tham khảo một số thực phẩm dưới đây:
1. Thực phẩm giàu canxi
Canxi là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của hệ xương khớp, giúp xương luôn chắc khỏe, dẻo dai… Bên cạnh đó, giúp ổn định hoạt động của cơ, phát tín hiệu tới các tế bào thần kinh… Vậy người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn gì để bổ sung canxi? Một số thực phẩm giàu nên canxi sau sẽ rất tốt cho sức khỏe và hệ xương khớp.
Nhóm thực phẩm giàu canxi người bệnh nên ăn
+ Các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, sữa chua, phô mai…
+ Các loại rau củ có màu xanh đậm như rau cải bó xôi (rau bina), cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh,…
+ Các loại đậu như đậu phộng, đậu Hà Lan, các loại đậu,…
+ Một số loài cá như cá hồi, các ngừ và cá mòi, tôm, cua.
+ Những thực phẩm khác như bánh bắp, tàu hũ, hạt vừng, đường nâu.
2. Tăng cường các vitamin C, D, E, K, Magie
Vitamin A, C, D là những vitamin cần thiết mà bạn nên bổ sung hàng ngày cho sức khỏe xương khớp.
+ Vitamin C có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Cam, quýt, bưởi, dâu tây, chanh dây, kiwi, bông cải xanh, ớt chuông, đậu Hà Lan,… là những loại trái cây mà người bệnh thoát vị đĩa đệm không nên bỏ qua.
Cam, quýt là trái cây giàu vitamin C
+ Vitamin D cần thiết cho việc giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa canxi, bảo vệ khung xương luôn chắc khỏe, gân cốt linh hoạt, làm tăng sức mạnh cơ bắp. Thực phẩm giàu vitamin D là phomat, trứng, hàu, tôm, ngũ cốc, dầu gan cá, các loại nấm…
+ Vitamin E tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau hiệu quả. Vậy người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống nên ăn gì để bổ sung Vitamin E? Bệnh nhân nên ăn các loại hạt, cà rốt, khoai lang, rau diếp, dưa, hải sản, xoài, đu đủ, cà chua, thịt bò., ngũ cốc, bơ, cà chua, olive, bí, bông cải xanh…. để hỗ trợ việc điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.
+ Vitamin K: có trong các chế phẩm từ sữa và các loại rau cải như măng tây, rau bina, bông cải xanh, gan động vật, thịt heo…
+ Magie: Magie trong các loại ngũ cốc và bánh mì; các loại rau màu xanh đậm như rau cải xoăn, rau bina, bông cải xanh cũng như trong các loại trái cây như bơ và kiwi; các loại quả hạch như hạt điều, hạt hướng dương, hạnh nhân…
3. Bổ sung thêm glucosamine và chondroitin
Glucosamine và Chondroitin có chứa nhiều trong nước hầm xương ống, sụn sườn của bò hay dê, có tác dụng làm tăng tính đàn hồi của tinh chất sụn, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp.
4. Đạm
Bình thường, chất đạm cần chiếm 12% tổng số calo trong khẩu phần ăn của mỗi người. Nếu thiếu đạm (dưới 5,5% tổng lượng calo cung cấp cho cơ thể), xương sẽ ngừng phát triển, cấu trúc hình thái của xương sẽ thay đổi, lượng canxi trong máu giảm. Còn nếu ăn quá nhiều đạm sẽ làm tăng đào thải canxi qua thận, tăng nguy cơ gãy xương. Một số thực phẩm cung cấp nhiều đạm như thịt lợn, thịt gia cầm, các biển, tôm cua, sò…
5. Bổ sung thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu omega 3 có tác dụng giảm đau, chống viêm xương khớp hiệu quả. Vậy thoát vị đĩa đệm ăn gì để bổ sung Omega 3. Người bệnh nên ăn những loại thực phẩm sau trong bữa ăn hàng ngày như: cá hồi, hạnh nhân, cá ngừ, cá thu, hạt bí ngô, hạt hướng dương, hạt vừng, đậu nành, quả óc chó, bắp cải…
6. Trái bơ
Hiện nay, người ta đã phát hiện được tác dụng của chữa thoát vị đĩa đệm của quả bơ. Trái bơ có chứa hơn 14 loại vitamin bao gồm: canxi, sắt, đồng, magie, phốt pho, kali, natri, kẽm mangan và selen, rất giàu chất chống oxy hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các chất trong trái bơ có thể kích thích tế bào sụn sinh trưởng collagen, một thành phần protein chủ yếu của gân, sụn và xương.
7. Cà chua
Ăn cà chua rất có lợi cho hệ xương khớp, có thể giảm đau khớp, hạt cà chua có thể thay thế aspirin, có tác dụng giảm đau, chống viêm khớp…
Người bị thoát vị đĩa đệm nên ăn cà chua
8. Gia vị hương liệu
Gia vị như ớt, hạt tiêu, gừng, lá lốt… đều có tác dụng chống viêm, giảm đau đối với bệnh thoát vị đĩa đệm. Thậm chí, người ta còn phân tách được từ ớt hoạt chất capsaicin có thể bôi chữa sưng đau thoát vị đĩa đệm.
Một số món ăn tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên bổ sung những món ăn dưới đây bởi các món ăn này được xem là những bài thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, hỗ trợ giảm đau rất tốt, đồng thời bổ xung thêm chế độ dinh dưỡng cho cơ thể.
Món ăn 1: Thịt bò, ngựa xào lá lốt
Thịt bò xào lá lốt
Nguyên liệu: 100g thịt ngựa hoặc bò, lá lốt tươi.
Cách làm: Thịt rửa sạch, cắt lát mỏng, ướp gia vị trong 10 phút cho thấm. Lá lốt rửa sạch, cắt đoạn vừa ăn. Xào sơ thịt, sau đó đổ lá lốt vào tiếp tục xào xơ qua, rồi nêm gia vị cho vừa ăn là tắt bếp được.
Món ăn này dùng ăn nóng với cơm, mỗi tuần ăn khoảng 3 lần vừa điều trị đau lưng, đau nhức cơ thể vừa có tác dụng bổ máu.
Món ăn 2: Gà ác hầm tam thất
Nguyên liệu: Gà ác 1-2 con, củ tam thất, rượu.
Cách làm: Gà ác làm thịt, bỏ hết nội tạng, rửa sạch sẽ. Tam thất đem cắt thành lắt, trộn với 1 lít rượu và rửa, cho thêm muối rồi cho vào trong bụng gà. Đem con gà đi hấp cách thủy, đến khi kiểm tra thấy thịt gà chín mềm là được.
Món ăn này trị các chứng đau lưng mãn tính lâu ngày do bị tổn thương cột sống và thoát vị đĩa đệm.
Món ăn 3: Hẹ xào dầu mè
Nguyên liệu: Rau hẹ, dầu mè (vừng).
Cách làm: Rau hẹ rửa sạch, để ráo nước, cắt khúc vừa ăn. Sau đó cho vào xào chung với dầu mè. Món ăn này vừa có tác dụng chữa đau lưng, làm ấm lưng gối còn giúp khí huyết lưu thông.
Hẹ rất tốt cho người bị thoát vị
Cũng có thể ép rau hẹ lấy nước để uống cũng giúp chữa chứng đau lưng mãn tính do thoát vị rất hiệu quả. Tuy nhiên loại nước này khá khó uống bởi mùi vị đặc trưng.
Món ăn 4: Bí ninh xương
Nguyên liệu: Bí xanh 1 quả, 250g xương sườn.
Cách làm: Phi hành thơm, cho xương sườn vào rang cho săn lại rồi cho gia vị, sau đó cho tiếp nước vào ninh. Ninh khoảng 20 phút thì cho bí xanh cắt miếng vào nấu sôi một lúc thì cho hành lá vào. Nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp.
Đây là món ăn rất tốt cho xương khớp đang sưng tấy, đau nhức. Món này không chỉ dùng trong trường hợp bị thoát vị đĩa đệm mà còn dùng trong trường hợp bị bệnh về xương khớp gối, khớp háng…
Món ăn 5: Cháo hạt sen
Nguyên liệu: Hạt sen 50g, gạo rang 50g, 20g đậu xanh.
Cách làm: Cho hạt sen vào nấu chín sau đó cho ra ngoài loại bỏ tâm sen. Cho nước vào ninh gạo sôi một lúc thì cho hạt sen và đậu xanh vào ninh nhừ tới khi được thì thôi. Lấy ra cho gia vị ngọt mặn tùy theo sở thích riêng của mỗi người.
Cháo hạt sen tốt cho người thoát vị đĩa đệm
Cháo hạt sen không chỉ an thần giảm đau xương khớp mà còn giúp bệnh nhân ngủ ngon sâu giấc hơn giúp thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm nhanh hơn rõ rệt.
Món ăn 6: Thịt dê hầm cà rốt
Nguyên liệu: 500g thịt dê, cà rốt, tỏi, gừng.
Cách làm: Thịt dê thái miếng vừa ăn rồi ướp gừng. Cà rốt gọt vỏ cắt khúc vừa ăn. Cho tỏi vào chảo rồi cho thịt đã ướp vào xào chung. Cuối cùng cho cà rốt vào sau xào tới khi chín thì thêm 1 chút rượu trắng, gia vị nấu tới khi nhừ cà rốt thì tắt bếp. Thường xuyên ăn món này sẽ giúp cải thiện bệnh một cách hiệu quả.
Món ăn 7: Thịt hầm sung
Nguyên liệu: 200g thịt mông lợn, 400g sung xanh.
Cách làm: Thịt lợn thái vuông rồi tẩm ướp hành, nước mắm, bột ngọt, đường. Sung cắt đôi để dễ ngấm gia vị. Cho hành vào phi thơm rồi cho thịt đã ướp vào đảo cho săn thịt, cho tiếp 1 tô nước vào và sung vào hầm chung nhỏ lửa liu riu. Hầm khoảng 30 phút thì tắt bếp.
Thịt hầm sung tốt cho người thoát vị đĩa đệm
Món ăn này ăn cả cái lẫn nước, rất tốt cho người bị bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm.
Những thực phẩm nên ăn cho bệnh nhân thoái hóa cột sống
Chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh thoái hóa cột sống mà bất kể người bệnh nào cũng cần phải biết. Chính vì vậy, người mắc thoái hóa cột sống nên bổ sung ngay lập tức các thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn hàng ngày:
1. Canxi và vitamin D
Canxi và vitamin D là 2 chất quan trọng trong việc hình thành và quyết định sự chắc khỏe của hệ xương khớp. Canxi là một khoáng chất cần thiết được lưu trữ trong xương, cơ thể cần vitamin D để hấp thụ canxi. Do đó 2 chất này vô cùng cần thiết và quan trọng mà bạn cần bổ sung hàng ngày thông qua chế độ ăn uống.
Không hấp thụ đủ canxi có thể dẫn đến tình trạng loãng xương, giòn xương, xương dễ gãy….từ đó khiến tình trạng thoái hóa cột sống trở nên càng nghiêm trọng hơn.
2. Sữa
Một ly sữa có chứa khoảng 30% lượng canxi bạn cần bổ sung hàng ngày.
Sữa rất tốt cho người thoái hóa cột sống
3. Rau màu xanh đậm
Các loại rau màu xanh đậm như rau cải xoăn, rau bina, rau cải xoong, súp lơ xanh…có chứa lượng canxi tốt nhất mà bạn nên bổ sung.
4. Cá hồi
Vitamin D là chất rất hiếm được tìm thấy trong tự nhiên, tuy nhiên các loại cá như cá hồi lại có chứa một lượng vitamin D vô cùng lớn mà bạn cần phải biết. Ăn cá hồi sẽ cung cấp cho bạn một lượng vitamin D cần thiết bạn cần trong một ngày.
5. Hạnh nhân
Trong số các loại hạt trái cây, hạnh nhân chính là loại thực phẩm chứa một lượng lớn canxi và omega 3 mà người bệnh thoái hóa cột sống cần bổ sung ngay lập tức. Canxi giúp hệ xương khớp khỏe mạnh, omega 3 giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả.
6. Phô mai
Hiểu một cách đơn giản, phô mai được làm từ sữa, sữa có nhiều canxi vì vậy ăn phô mai cũng là cách hấp thụ canxi dễ dàng mà người bệnh cần biết.
Phô mai là thực phẩm người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn
7. Sữa chua
Sữa chua có chứa nhiều Canxi – là thành phần cấu tạo nên xương – vì vậy ăn sữa chua đều đặn sẽ giúp chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe ngoài ra ăn sữa chua còn có tác dụng làm đẹp da, tốt cho đường tiêu hóa.
8. Cá ngừ
Cá ngừ có chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng như: kali, magie, axit béo omega 3, canxi. Do đó, đây là nguồn thực phẩm rất tốt mà bạn nên bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày.
9. Trứng
Trong trứng có chứa vitamin D tuy nhiên vitamin D chỉ được tìm thấy trong lòng đỏ trứng vì vậy nếu bạn có thói quen không thích ăn lòng đỏ trứng thì cũng cố thay đổi thói quen đó, bởi vitamin D là chất cần thiết để hấp thụ, chuyển hóa canxi vào cơ thể giúp xương khỏe mạnh.
10. Nấm và mộc nhĩ
Loại thực phẩm này có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống viêm, chữa cơ thể suy nhược, chứng tê bại chân tay…
Người bị thoái hóa đừng quên bổ sung nấm vào chế độ ăn hàng ngày
11. Trái cây, rau củ quả
Người bị thoái hóa đốt sống nên ăn các loại trái cây, rau củ giàu vitamin C như: ổi, đu đủ, dứa, cam, chanh, bưởi… để kháng viêm, tăng cường hấp thụ canxi cho cơ thể. Các loại trái cây, rau củ giàu vitamin A và E cũng tốt cho bạn, vì đây là hai nhân tố cần thiết để bảo vệ bao khớp và đầu xương. Thực phẩm giàu vitamin K như súp lơ xanh cũng sẽ giúp xương sống chắc khỏe…
12. Đậu nành
Tuy không chứa quá nhiều canxi nhưng đậu nành là loại thực phẩm giúp phòng ngừa bệnh loãng xương rất tốt. Điều này có được nhờ hoạt chất genistein có trong đậu nành, đây là hormon estrogen thực vật có tác dụng tương tự estrogen sinh học, góp phần hỗ trợ xương chắc khỏe.
Người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn đậu nành dưới nhiều dạng như hạt, nước đậu nành hoặc các chế phẩm như đậu hũ,...
Đậu nành tốt cho người bị thoái hóa
13. Các loại thịt
Người bệnh nên ăn thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm. Đặc biệt với quan niệm “ăn gì bổ nấy” thì những món ăn nấu từ xương ống, sườn cũng rất tốt cho người bệnh. Điển hình như phần nước hầm xương luôn chứa nhiều glucosamin và chondroitin, đây là hai hợp chất tự nhiên có tác dụng bổ sung canxi cho cơ thể.
Một số món ăn tốt cho người bị thoái hóa cột sống
Người bệnh bị thoái hóa cột sống muốn nhanh khỏi thì có thể tham khảo một vài món ăn được chuyên gia gợi ý dưới đây:
Món ăn 1: Thịt rắn
Nguyên liệu: ½ kg thịt rắn, 30g thiên niên kiện, 100g lá lốt, 30 gram trần bì, 30g đỗ trọng.
Cách chế biến: Sơ chế, làm sạch các nguyên liệu trên. Nấu chung và hầm cho đến khi mềm nhừ. Nhấc nồi xuống và nêm nếm gia vị vừa ăn. Ăn món này khoảng 3 lần một tuần để mang lại tác dụng hiệu quả.
Thịt rắn có vị ngọt mặn, tính ôn thường được dùng để chữa các bệnh về thần kinh, tê liệt, đau nhức xương khớp, bán thân bất toại, đau lưng và chữa thoái hóa cột sống rất tốt.
Món ăn 2: Xương dê hầm đỗ trọng
Nguyên liệu: Xương dê, đỗ trọng
Cách chế biến: Làm sạch xương dê. Sau đó hầm chung xương dê và đỗ trọng cho đến khi nhừ, nêm nếm gia vị vừa ăn. Mỗi tuần ăn từ 2 -3 lần, áp dụng thường xuyên trong một thời gian dài để thấy được hiệu quả như ý.
Xương dê hầm đỗ trọng
Xương dê giúp bổ thận, tăng cường gân cốt, trị các chứng phong thấp, đau lưng. Còn đỗ trọng là một trong những vị thuốc Đông y được dùng nhiều trong bài thuốc chữa thoái hóa cột sống, điều trị xương khớp giúp giảm các triệu chứng đau nhức, đau mỏi chân tay.
Món ăn 3: Gà hầm thuốc bắc
Nguyên liệu: ½ kg thịt gà non tơ hoặc gà ác đen, 5g tam thất, 10g kỷ tử, 10g long nhãn, 10g táo tàu.
Cách chế biến: Làm sạch thịt gà, cho vào hầm chung cùng các nguyên liệu còn lại. Hầm đến khi thịt gà chín nhừ thì nhấc xuống và nêm nếm gia vị. Chia thành 2 phần ăn trong ngày. Kiên trì thực hiện trong 1 tháng để thấy tác dụng tốt nhất cho xương khớp.
Gà hầm thuốc bắc là món ăn giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống, trị phong thấp, đau mỏi lưng, đầu gối, bổ gân cốt, chữa suy nhược và giúp cho người bệnh an thần.
Món ăn 4: Hàu
Hàu là một trong những thực phẩm chứa nhiều canxi, nên đặc biệt tốt cho xương khớp. Bạn có thể chế biến hàu thành nhiều món ăn như cháo hàu, hàu sống vắt chanh, hàu chiên trứng, hàu nướng mỡ hành,...
Mỗi tuần có thể ăn từ 3 – 4 lần các món hàu sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng loãng xương và hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống.
Hàu rất tốt cho xương khớp
Món ăn 5: Cháo cá thu
Nguyên liệu: Cá thu tươi 300g, Gạo tẻ 50g, Gạo nếp 50g, hành tươi, rau mùi, tiêu xay, mì chính, hạt nêm, nước mắm.
Thực hiện: Với gạo nếp và gạo tẻ, ta trộn 2 loại gạo với nhau sau đó đem vo sạch, để ráo nước rồi đổ thêm khoảng 500ml nước vào đun đến khi cháo sôi thì vặn nhỏ bếp xuống đun liu riu cho cháo nhừ. Chúng ta lưu ý khi nấu cháo gạo sẽ rất nở nên không cần cho quá nhiều gạo vào. Hành và rau mùi ta nhặt bỏ lá úa và gốc, rủa sạch và thái nhỏ.
Cá thu sau khi mua về ta đem rửa sạch sẽ, ướp gia vị vừa ăn và cho vào nồi kho nhỏ lửa cho cá chín. Bỏ cá đã chín ra xé nhỏ, bỏ hết xương rồi cho thịt cá vào nồi cháo. Khi cháo đã chín và sánh mềm, nở bung ra rồi thì ta nêm nếm lại cháo cho vừa ăn và tắt bếp. Khi múc cháo ra bát hãy cho thêm một chút hành mùi đã chuẩn bị vào cháo và thêm chút tiêu cho thơm là ta đã có món ăn hoàn hảo cho người bệnh rồi.
Đây là món ăn rất giàu dinh dưỡng phù hợp với những người mắc các bệnh về xương khớp để hồi phục sức khỏe và nên được sử dụng từ 3 đến 4 bữa/tuần.
Tóm lại, những người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống nên áp dụng ngay các loại thực phẩm trên không chỉ để chữa bệnh mà còn tăng cường sức khỏe giúp cơ thể phòng bệnh hiệu quả. Bổ sung hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp mỗi người không còn nỗi lo về bệnh tật!
Câu hỏi thường gặp
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể “quan hệ” được tùy thuộc vào mức độ bệnh, thể trạng của chính bệnh nhân. Đối với bệnh nhân bị thoát vị một phần thì hoàn toàn quan hệ được nhưng với mức độ nhẹ nhàng, tránh cường độ quá mạnh sẽ khiến cho bao xơ ở đĩa đệm rách ra nhiều hơn làm chèn ép rễ dây thần kinh, ống sống gây đau nhức hơn. Đối với bệnh nhân thoát vị hoàn toàn, nặng thì cũng có thể quan hệ tình dục được nhưng cũng cần chú ý tư thế quan hệ không quá khó, cường độ bình thường. Nếu có dấu hiệu đau nhức nhiều khi đang “quan hệ” thì cần dừng ngay lại, nằm nghỉ ngơi, chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm cơn đau nhức.
Tập thể dục là một phương pháp tốt cho sức khỏe, giúp khí huyết lưu thông, tâm trạng vui vẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì,… Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập thể dục thường xuyên. Đây là cách hiệu quả giúp các cơ thắt lưng, cổ trở nên dẻo dai, khỏe hơn, chống đỡ được trọng lượng cơ thể, giảm bớt áp lực không cần thiết đè nén lên cột sống. Tuy nhiên, với người bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng, người mắc bệnh xương khớp nói chung khi tập thể dục cần lựa chọn bài tập cho thích hợp. Cần tránh sử dụng bài tập dụng cụ, ưa sức mạnh sẽ dễ bị chấn thương khi tập, tăng áp lực cột sống khiến bệnh thêm nặng. Vì thế, người bệnh thoát vị đĩa đệm nên chọn các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi lội, tập yoga,… là tốt nhất.
Phương pháp phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được áp dụng khi bệnh nhân có dấu hiệu khối thoát vị chèn ép tủy sống, rễ dây thần kinh gây hạn chế vận động, thậm chí ngồi nghỉ ngơi cũng đau nhức, có nguy cơ liệt cột sống. Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể sử dụng các phương pháp kỹ thuật như: mổ nội soi, mổ hở, mổ laser,… Tuy nhiên, dù là phương pháp nào đi nữa cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: chảy máu tại vị trí mổ, nhiễm trùng vết thương, rò rỉ dịch não tủy do rách màng cứng sau mổ. Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có thể tái phát lại ngay tại vị trí đã phẫu thuật chỉ sau một thời gian.
Tập thể hình là phương pháp rèn luyện sức khỏe nhằm tăng cường sự dẻo dai của cơ bắp, thể lực. Đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm phần đĩa đệm giữa 2 đốt sống bị chệch ra khỏi vị trí tự nhiên gây chèn ép các ống sống, rễ thần kinh. Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có thể tập thể hình được nhưng cần có sự hướng dẫn của các huấn luyện viên nhằm ngăn ngừa tình trạng sử dụng các bài tập không phù hợp, tạo sức ép lên cột sống, gây tổn thương vùng xương sống, vị trí bị thoát vị.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể chữa khỏi được hoàn toàn nếu như bạn áp dụng đúng phương pháp, biết cách thay đổi lối sống sinh làm việc, học tập và nghỉ ngơi, tập luyện kết hợp với việc sử dụng đúng thuốc. Ngoài ra, việc phát hiện bệnh sớm, kịp thời cũng là lợi thế giúp điều trị bệnh thoát vị nhanh hơn, đạt kết quả cao hơn. Hiện nay, để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm khỏi hẳn, giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây nên đa số bệnh nhân sử dụng bài thuốc An Cốt Nam. Đây là bài thuốc Đông y gia truyền được bào chế từ các vị thuốc có nguồn gốc tự nhiên có ở Việt Nam. Với liệu pháp trong uống ngoài đắp kết hợp vật lý trị liệu như xoa bóp, châm cứu và kéo giãn cột sống bằng máy, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học đã giúp hơn 5000 bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao. Có rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn chỉ sau 1-2 liệu trình. Hiệu quả điều trị được ghi lại đầy đủ bằng những Audio và Video minh chứng.